Thuốc giảm đau răng Ibuprofen được biết đến với công dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. Sản phẩm được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị đau đầu, đau khớp, sốt cao, đau nhức răng. Để biết rõ hơn thông tin về Ibuprofen, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Thành phần chính thuốc giảm đau răng Ibuprofen
Thuốc giảm đau răng Ibuprofen ra mắt thị trường vào năm 1960 trực thuộc tập đoàn Boots, cho đến năm 1961 thì được cấp bằng sáng chế. Ban đầu thuốc được dùng thử nhằm mục đích cải thiện tình trạng buồn nôn, chóng mặt. Sau đó vào năm 1969, sản phẩm bắt đầu lan rộng khắp khu vực nước Anh, tiếp đến là Hoa Kỳ với tác dụng chính là điều trị tình trạng viêm khớp dạng thấp. Về sau, Ibuprofen trở thành loại thuốc không kê đơn đầu tiên tại 2 quốc gia này, tương tự như Paracetamol của Việt Nam.
Hiện nay, thuốc đã được sử dụng rộng rãi tại khắp các châu lục trên toàn thế giới với nhiều công dụng được chứng minh như giảm đau đầu, đau răng, đau nhức cơ bắp và điển hình nhất là triệu chứng đau nhức răng.
Thuốc Ibuprofen được bào chế từ ibuprofen với nhiều dạng khác nhau, cụ thể:
- Viên uống: Viên nén với thành phần Ibuprofen hàm lượng 100mg, 150mg, 200mg, 300mg, 400mg); viên nang với hoạt chất Ibuprofen hàm lượng 200mg và nhũ tương Ibuprofen với hàm lượng 20mg/ml.
- Dùng để đặt trực tràng: Viên đạn chứa Ibuprofen với hàm lượng 500mg.
- Dạng bôi: Gel bôi chứa hàm lượng Ibuprophen 5%.
Tác dụng viên uống giảm đau Ibuprofen
Thuốc uống giảm đau răng Ibuprophen thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không chứa steroid. Đây cũng là 3 công dụng chính của sản phẩm, cụ thể:
- Tác dụng giảm đau: Cơ chế hoạt động của Ibuprofen là ngăn chặn sự tổng hợp prostaglandin E2α, đồng nghĩa với việc các dây thần kinh cảm giác gây đau cũng dần vô hiệu. Nhờ đó cải thiện tình trạng đau đầu, đau nhức răng, đau khớp do chấn thương,…
- Hạ sốt: Ibuprofen có khả năng ức chế COX, làm chậm quá trình trình hình thành Prostaglandin E1, E2 tại vùng dưới đồi – đây là 2 loại tác nhân gây viêm. Từ đó giúp hỗ trợ giảm thân nhiệt nhanh chóng. Thuốc Ibuprophen thường được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân sốt do cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Mỗi tình trạng sẽ có liều dùng khác nhau nên bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc.
- Chống viêm: Ibuprofen có thể loại bỏ được hầu hết các tác nhân gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ phát huy tác dụng đối với những sản phẩm có hàm lượng Ibuprofen cao từ 600mg – 800mg. Loại thuốc này thường được dùng sau phẫu thuật nha khoa giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng vết thương. Ngoài ra, Ibuprofen cũng được dùng để cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh gout gây ra nhưng chỉ mang tính chất tạm thời không thể xử lý tận gốc mầm bệnh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau răng Ibuprofen đúng chuẩn
Để thuốc phát huy hết công dụng và phòng tránh hiện tượng sốc thuốc, người bệnh cần chú ý uống đúng liều lượng theo khuyến cáo từ nhà sản xuất hoặc đơn của nha sĩ, cụ thể như sau:
Liều dùng cho trẻ em:
- Hạ sốt: Đối với trẻ từ 6-12 tuổi, mẹ chỉ sử dụng 5 mg/kg nếu sốt dưới 39,2 độ C. Trường hợp sốt trên 39,2 độ C cần dùng 10mg/kg, chu ý uống cách nhau từ 6 – 8 tiếng.
- Giảm đau: Phụ huynh cho trẻ dùng thuốc với liều lượng từ 4-10 mg/kg tùy theo cân nặng của trẻ, không uống quá 40mg/kg trong một ngày, đồng thời sử dụng cách nhau 6 – 8 giờ.
- Điều trị viêm khớp dạng thấp: Liều lượng khuyến cáo cho trẻ từ 6 – 12 tuổi là 30 – 40mg/kg trong một ngày, chú ý chia đều thành 3 – 4 lần uống. Ban đầu cho bé uống liều thấy trước, sau đó tăng dần lên theo cân nặng của trẻ.
Liều dùng cho người lớn:
- Điều trị viêm khớp: Bệnh nhân dùng 400 – 800mg/liều, mỗi lần uống cách nhau 6 – 8 giờ.
- Hạ sốt: Với người bị sốt cao nên uống 200 – 400mg/liều, mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ nếu cần thiết.
- Giảm đau: Liều dùng được khuyến cáo là 200-400mg/lần uống, sử dụng 2 liều cách nhau 4 – 6 tiếng.
Tốt nhất, bạn nên uống thuốc để tránh hoạt chất mạnh gây chảy máu dạ dày. Thêm vào đó, thuốc chỉ phát huy tác dụng khi uống trực tiếp, do đó người bệnh tuyệt đối không nhai hoặc nghiền nát sản phẩm. Đặc biết, uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho khoang miệng, tránh vi khuẩn phát triển gây đau nhức răng tái diễn.
Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Ibuprofen
Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau để phòng ngừa tác dụng phụ dẫn đến sốc thuốc:
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, chú ý tìm hiểu các đối tượng được chỉ định và chống chỉ định.
- Nếu uống chung Ibuprofen với bất kỳ loại thuốc nào khác cần thông báo cho bác sĩ chuyên khoa bởi chúng có thể kết hợp với nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe, phát sinh một số triệu chứng như co giật, rối loạn đông máu, tăng huyết áp,…
- Nếu vô tình uống quá liều nhưng chưa xảy ra bất kỳ biểu hiện nào khác thường, bạn cần nhanh chóng kích nôn bằng cách móc họng hoặc uống nhiều nước để thuốc đào thải ra đường nước tiểu. Ngược lại, khi cơ thể đã có các triệu chứng như chóng mặt, buồn, tiêu chảy cần di chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
- Trong trường hợp quên liều, bệnh nhân cần uống lại khi nhớ ra tuy nhiên thời gian với liều tiếp theo phải đảm bảo đủ trên 3 tiếng. Tuyệt đối không uống 2 liều liên tiếp cùng một lúc nhằm mục đích bù liều. Việc làm này vô tình có thể dẫn đến nguy cơ sốc thuốc, từ đó đe dọa đến tính mạng con người.
- Vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy Ibuprofen gây hại cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối chu kỳ.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến thuốc giảm đau Ibuprofen
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến thuốc giảm đau Ibuprofen được nhiều khách hàng quan tâm:
Thuốc Ibuprofen được chỉ định và chống chỉ định cho đối tượng nào?
Viên uống giảm đau răng Ibuprofen được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:
- Bệnh nhân bị đau đầu, đau khớp, đau nhức răng, đau bụng kinh từ mức độ nhẹ đến nặng.
- Người bị viêm khớp mãn tính.
- Trường hợp sốt do cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường.
- Người bị gout cấp tính.
- Đối tượng gặp các vấn đề về răng miệng, điển hình là tình trạng viêm lợi hoặc viêm nha chu.
Bên cạnh đó, Ibuprofen cũng được bác sĩ khuyến cáo không sử dụng cho những trường hợp sau:
- Người có bệnh lý nền liên quan đến gan, thận như suy gan, suy thận, viêm gan B, xơ gan,…
- Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày hoặc đang điều trị các bệnh về dạ dày cũng không nên sử dụng sản phẩm.
- Người bị xuất huyết do các nguyên nhân khác ngoại trừ sốt xuất huyết.
- Đối tượng bị dị ứng với thành phần Ibuprofen cần thông báo với bác sĩ trước khi dùng.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường, hen suyễn, cao huyết áp.
- Mẹ bầu giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối chu kỳ và phụ nữ đang cho con bú cần tránh tiếp xúc với Ibuprofen.
Viên uống Ibuprofen có gây tác dụng phụ không?
Các chuyên gia nhận định, Ibuprofen không gây hại đối với người có thể trạng tốt. Tuy nhiên, nếu uống quá liều, bạn có thể phải đối mặt với những tác dụng phụ như:
- Chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi.
- Đau dạ dày.
- Nổi mẩn đỏ, ngứa, phát ban, mề đay, kích ứng da.
- Đau đầu, đau nửa đầu.
- Tăng huyết áp đột ngột.
- Gây tổn thương gan, thận.
- Đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu.
- Tăng nhịp tim và mất trí nhớ tạm thời.
- Rối loạn thị giác, rung giật nhãn cầu dẫn đến hoa mắt, ngất xỉu.
Thuốc Ibuprofen bao nhiêu, mua ở đâu tốt?
Thuốc Ibuprofen phổ biến trên toàn quốc do đó người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được sản phẩm. Thậm chí hiện nay nhiều nhà bán hàng đã bắt đầu kinh doanh Ibuprofen trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki … Điều này giúp thương hiệu có độ nhận diện cao hơn, phủ sóng khắp các tỉnh thành.
Thuốc Ibuprofen được bán với nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào đại lý, dạng bào chế và liều lượng của sản phẩm, cụ thể:
- Ibuprofen 200mg (Mỹ): Giá bán khoảng 360.000 VNĐ/1 hộp khoảng 500 viên (dùng cho cả gia đình).
- Ibuprofen Stada 400 mg (Mỹ): Giá bán khoảng 470.000 VNĐ/hộp (có thể là 2 vỉ x 10 viên hoặc 10 vỉ x 10 viên và lọ có chứa 100 viên)
- Ibuprofen 600ml: Giá bán trên thị trường khoảng 38.000 – 40.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 100 viên.
Trên đây là những thông tin cơ bản bao gồm thành phần, tác dụng, liều dùng và các lưu ý quan trọng khi dùng thuốc giảm đau răng Ibuprofen. Để đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý uống thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt phải lựa chọn đại lý bán thuốc uy tín, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Bài viết liên quan
Men Vi Sinh Nha Khoa có tác dụng gì? Lợi ích khi dùng
Mọc răng khôn bị sưng mủ có nguy hiểm không?
Đặt thuốc diệt tủy răng khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi?
Bị Viêm Lợi Nên Bổ Sung Vitamin Gì Tốt?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!