Người lớn tuổi có nên niềng răng không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Bởi không ít người lo ngại chỉnh nha khi đã lớn tuổi có thể không đạt được hiệu quả cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, hệ lụy. Tuy nhiên trên thực tế, người từ 35 – 50 tuổi vẫn có thể niềng răng trong một số trường hợp.
Người lớn tuổi (35, 40, 50 tuổi) có nên niềng răng không?
Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp nha khoa có thể khắc phục hầu hết các khuyết điểm về răng miệng như răng thưa, răng hô móm, răng khấp khểnh, chen chúc và sai lệch khớp cắn. Phương pháp này thường được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 11 tuổi trở lên và người trưởng thành.
Thời điểm vàng để niềng răng là từ 11 – 16 tuổi. Đây là giai đoạn cấu trúc răng chưa quá cứng chắc, đồng thời răng và xương hàm đang phát triển nên việc dịch chuyển răng sẽ diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao hơn. Sau 16 tuổi, bạn vẫn có thể niềng răng để cải thiện tính thẩm mỹ và hoàn thiện khớp cắn.
Như đã biết, niềng răng sử dụng các khí cụ chuyên dụng như khay niềng hoặc mắc cài để dịch chuyển, điều hướng răng về đúng vị trí. Chính vì vậy, người thực hiện niềng răng phải có hàm răng chắc khỏe, không gặp phải tình trạng răng lung lay, lỏng lẻo, rối loạn đông máu và tiểu đường. Ngoài ra, nhiều người cũng e ngại về hiệu quả khi niềng răng quá muộn (sau 35 tuổi). Vậy, người lớn tuổi có nên niềng răng không?.
Người lớn tuổi có cấu trúc xương, răng đã hoàn thiện nên việc dịch chuyển răng trên cung hàm sẽ diễn ra khó khăn hơn. Trên thực tế, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng cụ thể của từng trường hợp để cân nhắc có nên niềng răng – chỉnh nha hay không.
1. Những trường hợp có thể niềng răng
Thực tế, người lớn tuổi (từ 35 – 50 tuổi) hoàn toàn có thể niềng răng – chỉnh nha để cải thiện khớp cắn và khắc phục các khuyết điểm của răng như răng hô vẩu, răng móm, răng khấp khểnh, chen chúc và sai lệch khớp cắn. Cấu trúc răng và hàm có xu hướng thoái hóa dần theo thời gian. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng cho những người có hàm răng chắc khỏe và hoàn toàn không gặp phải các vấn đề nha khoa nghiêm trọng.
Hàm răng khỏe là yếu tố quan trọng nhất khi niềng răng – chỉnh nha dù ở bất cứ độ tuổi nào. Người cao tuổi có hàm răng cứng chắc, chân răng khỏe hoàn toàn có thể chỉnh nha để cải thiện khớp cắn và tăng tính thẩm mỹ cho nụ cười.
2. Các trường hợp không nên niềng răng – chỉnh nha
Độ tuổi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của niềng răng – chỉnh nha. Tuy nhiên, người lớn tuổi hoàn toàn có thể can thiệp phương pháp này nếu cấu trúc răng khỏe và không mắc các bệnh lý toàn thân. Ngược lại, người có cấu trúc răng suy yếu, mắc các vấn đề nha khoa và bệnh lý toàn thân cần tránh niềng răng vì hiệu quả mang lại thường kém và tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng.
Do đó, người lớn tuổi không nên niềng răng trong những trường hợp sau:
- Bị viêm nha chu nặng khiến răng lung lay, lỏng lẻo
- Tiêu xương răng
- Răng hô vẩu, răng móm do cấu trúc xương hàm không nên niềng răng – chỉnh nha vì không mang lại hiệu quả cao. Những trường hợp này cần phẫu thuật chỉnh hàm để khắc phục triệt để khuyết điểm hô móm.
- Trường hợp đã cấy ghép Implant và boc răng sứ nhiều hơn 2 răng trên cung hàm cũng không nên niềng răng – chỉnh nha
- Cung hàm có nhiều răng chết tủy, lấy tủy cũng không nên can thiệp niềng răng. Bởi đa phần răng đã mất tủy thường có chân răng suy yếu, răng giòn nên dễ nứt, gãy dưới tác động của lực siết hàm từ dây cung và khay niềng.
- Những trường hợp mắc các bệnh toàn thân như tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông máu, động kinh, ung thư,… cũng không nên niềng răng – chỉnh nha ngay cả khi còn trẻ tuổi.
Mặc dù ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha nhưng độ tuổi không phải là yếu tố chính trong chỉ định của phương pháp này. Do đó, người lớn tuổi có thể can thiệp niềng răng nếu có cấu trúc răng khỏe và chắc chắn. Để biết chính xác có nên niềng răng hay không, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như X-Quang, xét nghiệm máu,…
Chia sẻ kinh nghiệm niềng răng cho người lớn tuổi
Khác với người trẻ tuổi, niềng răng cho người lớn tuổi gặp phải nhiều hạn chế hơn do cấu trúc răng và xương đã phát triển hoàn chỉnh. Vì vậy để niềng răng đạt kết quả như mong đợi, bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm sau:
1. Lựa chọn nha khoa uy tín
Trong những năm gần đây, nhu cầu khám chữa bệnh và thẩm mỹ nha khoa có xu hướng tăng lên đáng kể. Cũng chính vì vậy mà hàng loạt các phòng khám nha khoa đi vào hoạt động nhưng không có sự đầu tư về máy móc, thiết bị, đội ngũ y bác sĩ thiếu kinh nghiệm và không có đủ chuyên môn.
Vì vậy, người lớn tuổi có ý định niềng răng nên lựa chọn các nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng. Thực hiện ở những phòng khám kém chất lượng có thể gây ra tình trạng niềng răng hỏng, tụt lợi hở chân răng, răng sai lệch nghiêm trọng hơn trước,… Một số ít trường hợp có thể bị nứt, gãy và thậm chí là xô lệch toàn bộ cấu trúc răng do bác sĩ dùng lực siết hàm quá mạnh.
2. Chọn phương pháp niềng phù hợp
Các phương pháp niềng răng hiện nay có thể khắc phục được toàn bộ các khuyết điểm do răng như răng hô vẩu, răng móm, răng thưa, răng khấp khểnh và chen chúc. Tuy nhiên với những trường hợp răng lệch lạc nặng, bạn nên lựa chọn niềng răng mắc cài để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
Ngoài ra, nên dựa vào nhu cầu cá nhân và tính chất công việc để lựa chọn được phương pháp niềng phù hợp. Nếu làm những công việc đòi hỏi cao về ngoại hình, bạn có thể cân nhắc giữa niềng răng mắc cài sứ, pha lê, niềng răng mặt trong và niềng răng trong suốt. Chi phí của các phương pháp chỉnh nha có chênh lệch khá nhiều. Do đó, bạn cũng nên xem xét về vấn đề tài chính để dễ dàng lựa chọn được phương pháp phù hợp.
3. Chăm sóc đúng cách
Ngoài yếu tố tay nghề của bác sĩ, chế độ chăm sóc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chỉnh nha. Chính vì vậy, người lớn tuổi nên chú ý đến các biện pháp chăm sóc trong thời gian chỉnh nha để đạt được kết quả như mong muốn.
Các biện pháp chăm sóc trong thời gian niềng răng – chỉnh nha:
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng (chải răng 2 – 3 lần/ ngày, súc miệng và dùng chỉ nha khoa). Ngoài ra khi niềng răng, bạn nên dùng thêm máy tăm nước và bàn chải kẽ để làm sạch răng miệng hiệu quả.
- Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ (khoảng 3 – 6 tuần/ lần) để được kiểm tra tình trạng răng miệng và điều chỉnh lực siết hàm phù hợp. Bạn cũng có thể chủ động gặp bác sĩ nếu gặp phải một số sự cố như bung súc mắc cài, tuột lỏng dây cung, đứt dây chun,…
- Trong thời gian niềng răng, răng có thể bị đau nhức và ê buốt vào một số thời điểm do tác động của khí cụ và lực siết hàm. Để giảm nhanh các triệu chứng này, nên dùng thức ăn mềm, lỏng và nguội trong khoảng 3 – 5 ngày.
- Tránh một số thói quen xấu trong thời gian niềng răng như hút thuốc lá, nghiến răng khi ngủ, dùng răng cạy, cắn xé vật cứng, chống cằm, nhai cố định 1 bên cung hàm,… Những thói quen này vô tình ảnh hưởng đến lực siết hàm và tác động xấu đến kết quả chỉnh nha.
Hạn chế khi niềng răng cho người lớn tuổi
Mặc dù có thể can thiệp niềng răng – chỉnh nha nhưng niềng răng ở người lớn tuổi có nhiều hạn chế hơn so với người trẻ và trẻ em từ 11 – 16 tuổi. Do cấu trúc răng và xương đã hoàn thiện nên việc nắn chỉnh răng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Ngoài ra, cấu trúc răng quá cứng cũng gây ra không ít phiền toái trong quá trình gắn khí cụ. Với người lớn tuổi, bác sĩ thường phải kết hợp thêm một số kỹ thuật hỗ trợ như nong hàm, cắm vít niềng răng, đánh lún răng và nhổ bỏ răng thừa. Chính vì vậy, chi phí và thời gian niềng răng cho người lớn tuổi thường cao hơn so với trẻ nhỏ và người trẻ tuổi.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Người lớn tuổi có nên niềng răng không?” và đề cập đến một số kinh nghiệm để quá trình chỉnh nha đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu có ý định thực hiện phương pháp này, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Niềng Răng Khớp Cắn Hở Có Hiệu Quả Không? Mất Bao Lâu?
Niềng Răng Có Hôn Được Không? Cảm Giác Khi Hôn Thế Nào?
Niềng Răng Khớp Cắn Sâu: Quy Trình Và Chi Phí
7 Dấu Hiệu Thường Gặp Khi Mới Niềng Răng Bạn Nên Biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!