Hiện nay, kỹ thuật dán sứ ngày càng trở nên phổ biến nhờ có nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, vì sử dụng mặt dán sứ mỏng từ 0.2 – 0.6mm để phục hình nên nhiều người lo ngại miếng dán sứ có thể bị bong tróc. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo thông tin giải đáp Miếng dán sứ Veneer có bị bong ra không? trong bài viết sau.
Miếng dán sứ Veneer có bị bong ra không?
Trong kỹ thuật dán sứ, mặt dán sứ Veneer được dán trực tiếp lên mặt ngoài của răng nhằm khôi phục hình thể và mang lại diện mạo mới cho nụ cười. Mặt dán sứ có kích thước siêu mỏng, chỉ khoảng 0.2 – 0.6mm nên tỷ lệ mài răng thấp và có thể ôm sát vào răng thật 100%.
Sau khi phục hình, mặt dán sứ được dán chặt vào răng tạo thành khối đồng nhất, hoàn toàn không chênh cộm, hở và vướng víu khi ăn uống. Tuy nhiên, vì mặt dán sứ Veneer được cố định lên răng bằng keo dán thay nên nhiều người lo ngại về tình trạng bong tróc. Vậy, miếng dán sứ Veneer có bị bong ra hay không?.
Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, mặt dán sứ Veneer được gắn bằng keo dán chuyên dụng với khả năng gắn kết cao. Do đó, miếng dán hoàn toàn không bị chênh, lệch hay bong tróc khi ăn uống. Tuy nhiên, mặt dán sứ Veneer cũng có thể bị bong ra do quá hạn sử dụng.
Ngoài nguyên nhân khách quan trên, tình trạng bong tróc mặt dán sứ còn bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
- Bác sĩ phục hình sai kỹ thuật (mài răng quá ít hoặc phục hình mặt sứ bị chênh, cộm, mặt sứ có nhiều rìa thừa xung quanh,…).
- Nha khoa sử dụng mặt dán sứ và keo dán kém chất lượng khiến cho mặt dán sứ Veneer dễ bị bong, hư hại trong quá trình ăn uống.
- Thường xuyên dùng thức ăn cứng, khô, dai, dùng răng cạy cắn các vật cứng,… cũng có thể là nguyên nhân khiến mặt dán sứ Veneer bị chênh, cộm và vướng víu.
- Chải răng quá mạnh hoặc vệ sinh răng miệng kém có thể làm giảm độ bền của mặt dán sứ Veneer. Kết quả là khiến mặt dán sứ dễ bị bong tróc nếu ăn nhai quá mạnh.
- Chấn thương, tai nạn.
Có thể thấy, nếu phục hình đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách, mặt dán sứ Veneer hoàn toàn không bị bong, cộm khi ăn uống. Trong trường hợp miếng dán sứ bị bong, bạn nên đến phòng khám để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Dán sứ Veneer bao lâu thì phải làm lại?
Ngoài vấn đề bong tróc miếng dán sứ, dán sứ Veneer bao lâu thì phải làm lại cũng là vấn đề được quan tâm. Bởi nhiều người e ngại mặt dán sứ mỏng nên sẽ có tuổi thọ kém. Tuy nhiên trên thực tế, mặt dán sứ Veneer có tuổi thọ cao hơn so với răng sứ kim loại và ngang bằng với những loại răng được làm từ chất cao cấp.
Trung bình mặt dán sứ Veneer có thể sử dụng được 8 – 10 năm. Thời gian có thể lâu hơn nếu bạn biết cách chăm sóc và có thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Ngược lại, những trường hợp không chăm sóc đúng cách và tiếp tục duy trì các thói quen xấu dễ gặp phải tình trạng nứt, mẻ, bong và thậm chí là hư hại miếng dán sứ Veneer chỉ sau một thời gian ngắn.
Ngoài ra, độ bền của mặt dán sứ cũng phụ thuộc vào chất liệu và tay nghề của bác sĩ. Để giảm thiểu số lần phải phục hình răng, bạn nên lựa chọn sứ cao cấp có độ bền tốt và khả năng chịu lực tối ưu. Bên cạnh đó, nên lựa chọn phòng khám uy tín có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo miếng dán sứ Veneer được phục hình đúng kỹ thuật, sát khít và ổn định trong thời gian dài.
Phòng ngừa tình trạng bong miếng dán sứ Veneer
Bong miếng dán sứ Veneer có thể gây cộm, vướng khi ăn uống. Nếu không khắc phục sớm, mặt dán sứ có thể bị hư hại hoàn toàn và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Do đó sau khi phục hình răng, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc để phòng ngừa bong miếng dán sứ Veneer.
1. Chú ý cách ăn uống
Thói quen ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của mặt dán sứ và sức khỏe răng miệng. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên chú ý thay đổi các thói quen xấu.
- Mặt dán sứ Veneer có kích thước khá mỏng nên nếu ăn nhai mạnh, mặt sứ có thể bị nứt, vỡ và mẻ. Do đó, cần tránh dùng các loại thực phẩm cứng, dai và khô.
- Dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh khiến mặt dán sứ bị giòn, nứt và dễ vỡ. Chính vì vậy, bạn cũng nên hạn chế các món ăn và thức uống này để bảo vệ răng và phòng ngừa tình trạng bong miếng dán sứ.
- Mặt dán sứ Veneer có thể bị ngả màu nếu thường xuyên dùng thức ăn, đồ uống đậm màu như sâm panh, nước ngọt có gas, nghệ,… Để giữ mặt dán sứ có màu trắng sáng, bạn nên chú ý kiêng cữ các loại thực phẩm và đồ uống kể trên.
- Dán sứ Veneer chỉ được thực hiện với răng cửa và răng tiền hàm (các răng chịu trách nhiệm cắn thức ăn). Để hạn chế áp lực lên răng, bạn nên dùng thức ăn mềm và đã được cắt nhỏ.
- Tránh dùng quá nhiều đồ uống và thực phẩm chứa axit. Axit trong thực phẩm có thể làm giảm độ bền của keo dán khiến mặt dán sứ Veneer bị bong tróc trong một thời gian ngắn.
2. Thay đổi các thói quen xấu
Ngoài chế độ ăn uống, miếng dán sứ Veneer cũng có thể bị bong do các thói quen sinh hoạt. Vì vậy để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên thay đổi các thói quen sau:
- Tuyệt đối không dùng răng cạy, cắn và xé các vật cứng. Thói quen này gia tăng nguy cơ mòn men răng, nứt, mẻ răng và bong tróc miếng dán sứ.
- Nhai đều hai bên, tuyệt đối không cắn hoặc nhai cố định một vài răng. Tình trạng này khiến răng phải chịu áp lực quá mức dẫn đến ê buốt, đau nhức, mòn men và tăng nguy cơ bong miếng dán sứ.
- Nicotine trong khói thuốc vốn là chất không màu nhưng khi tiếp xúc với không khí sẽ tạo ra màu vàng nâu có thể gây ố màu men răng. Chính vì vậy, nên cai thuốc lá để giữ mặt dán sứ trắng sáng, từ đó hạn chế số lần phải phục hình răng.
- Nếu có thói quen nghiến răng, bạn nên sử dụng máng chống nghiến để bảo vệ men răng và mặt dán sứ.
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Như đã đề cập, chải răng quá mạnh có thể khiến miếng dán sứ bị chênh, cộm và bong ra sau một thời gian ngắn. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng kém cũng là có nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi răng miệng không được làm sạch, răng thật sẽ gặp phải một số vấn đề như sâu răng, mòn men, viêm nướu,… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến độ bám dính và độ bền của mặt dán sứ Veneer.
Để phòng ngừa tình trạng bong miếng dán sứ Veneer, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách:
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải có lông mềm mảnh và kích thước vừa phải. Khi đánh răng, nên di chuyển bàn chải vào mặt trong và răng ở những vị trí khuất để đảm bảo làm sạch toàn bộ mảng bám, thức ăn thừa.
- Dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa sau khi chải răng để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
- Sau các bữa ăn nhẹ, bạn nên súc miệng với nước để làm sạch thức ăn thừa. Điều này giúp hạn chế hình thành mảng bám và phòng ngừa tình trạng hôi miệng.
4. Tái khám thường xuyên
Sau khi dán sứ Veneer, bạn cần đến nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để được cạo vôi răng và kiểm tra tình trạng mặt dán sứ. Trong trường hợp mặt dán sứ bị chênh, cộm, hở và bong, cần đến ngay nha khoa để được xử lý.
Trên đây là những thông tin giải đáp các vấn đề “Mặt dán sứ Veneer có bị bong ra không? Bao lâu cần làm lại”. Để hạn chế các tình huống phát sinh sau khi dán sứ, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc theo hướng dẫn trong bài viết.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Răng Cửa Bị Sâu Có Bọc Sứ Được Không?
Những lưu ý trước và sau khi bọc răng sứ bạn nên biết
Bọc răng sứ Titan có bị đen không? Dùng được bao lâu?
Lấy Tủy Bọc Răng Sứ Giá Bao Nhiêu: Cập Nhật Chi Phí Mới Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!