Chi phí chỉnh nha là trở ngại với không ít người – đặc biệt là học sinh, sinh viên. Do đó, Niềng răng loại nào rẻ nhất? là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, bạn đọc nên tham khảo các thông tin giải đáp trong bài viết sau.
Niềng răng loại nào rẻ nhất? Chi phí bao nhiêu?
Niềng răng (chỉnh nha) có thể khắc phục nhiều khuyết điểm như sai lệch khớp cắn, răng hô vẩu, răng móm, răng thưa, khấp khểnh và chen chúc. Phương pháp này sử dụng khay niềng hoặc mắc cài để dịch chuyển các răng về đúng vị trí. Niềng răng có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em đã hoàn thành bộ răng vĩnh viễn.
Quá trình nắn chỉnh răng thường mất từ 12 – 36 tháng hoặc hơn tùy theo mức độ lệch lạc của răng. Vào mỗi giai đoạn, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết hàm và sử dụng thêm một số khí cụ để dịch chuyển răng theo ý muốn. Vì thời gian thực hiện khá lâu và quy trình diễn ra phức tạp, niềng răng – chỉnh nha thường có chi phí cao. Do đó, Niềng răng loại nào rẻ nhất? là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Phương pháp niềng răng có chi phí thấp nhất là niềng răng mắc cài kim loại thường với mức giá dao động từ 20 – 30 triệu đồng. Đây là phương pháp chỉnh nha truyền thống sử dụng mắc cài bằng hợp kim Niken-Titanium gắn lên bề mặt răng. Sau đó, cho dây cung vào các rãnh, kẽ và sử dụng dây chun để cố định. Mặc dù có chi phí thấp nhất trong các phương pháp niềng nhưng mắc cài kim loại thường vẫn đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao.
Xét về hiệu quả, phương pháp này có hiệu quả tốt và thời gian niềng răng nhanh hơn so với mắc cài sứ, pha lê và mắc cài trong suốt. Niềng răng mắc cài kim loại thường có thể khắc phục hầu hết các khuyết điểm của răng như răng hô vẩu, răng móm, răng chen chúc, lệch lạc và sai lệch khớp cắn. Hạn chế duy nhất của phương pháp này là ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nên không thích hợp với người phải gặp gỡ và giao tiếp thường xuyên.
Nếu eo hẹp về tài chính, bạn có thể lựa chọn mắc cài kim loại thường để tiết kiệm chi phí. Trong trường hợp muốn rút ngắn thời gian niềng và tối ưu hiệu quả chỉnh nha, có thể chọn niềng răng mắc cài kim loại tự buộc (chi phí khoảng từ 30 – 40 triệu đồng).
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí niềng răng
Chi phí niềng răng là yếu tố cần phải cân nhắc trước khi can thiệp chỉnh nha. Trên thực tế, những trường hợp niềng răng sẽ có chi phí hoàn toàn khác nhau – ngay cả khi áp dụng cùng một phương pháp. Để hiểu rõ hơn về sự chênh lệch chi phí chỉnh nha, bạn đọc nên tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành của một ca niềng răng hoàn chỉnh.
1. Phương pháp niềng răng
Phương pháp niềng răng là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chi phí niềng. Như đã đề cập, niềng răng mắc cài kim loại thường là phương pháp có chi phí thấp nhất (20 – 30 triệu đồng). Các kỹ thuật chỉnh nha khác sẽ có chi phí dao động từ 30 – 140 triệu tùy theo phương pháp cụ thể.
Mặc dù có chi phí rẻ nhưng niềng răng mắc cài kim loại thường vẫn được đánh giá cao về hiệu quả chỉnh nha và thời gian niềng nhanh chóng. Nếu không e ngại về vấn đề thẩm mỹ, phương pháp này sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các kỹ thuật chỉnh nha khác để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
2. Mức độ lệch lạc của răng
Ngoài phương pháp chỉnh nha, mức độ lệch lạc của răng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí. Đây cũng là lý do vì sao các ca niềng răng có chi phí khác biệt dù thực hiện cùng một phương pháp. Với những trường hợp răng hô vẩu, răng thưa và khấp khểnh nhẹ, thời gian niềng chỉ mất từ 1 – 2 năm và chi phí cũng thấp hơn. Trong khi đó, các trường hợp răng có nhiều khuyết điểm thường mất từ 2 – 3 năm và chi phí cao hơn khá nhiều.
Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ thường phải dùng thêm một số khí cụ chỉnh nha hỗ trợ như hooks, minivis (vắm vít niềng răng), đánh lún răng, sử dụng khí cụ nong hàm,… Chính vì vậy, chi phí sẽ nhiều hơn so với những trường hợp răng chỉ lệch lạc nhẹ.
3. Các sự cố phát sinh khi niềng
Chi phí niềng răng còn phụ thuộc vào các sự cố phát sinh khi chỉnh nha. Các trường hợp bị bung tuột, đứt dây cung, tuột minivis, mất khí cụ nong hàm, khay niềng, hàm duy trì tháo lắp,… sẽ mất thêm chi phí để chế tác khí cụ mới. Với những sự cố cần được bác sĩ xử lý, bạn cần phải tốn thêm phí khám và điều trị. Vì vậy để tiết kiệm chi phí khi niềng răng – chỉnh nha, bạn nên chú ý ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hạn chế những sự cố kể trên.
4. Cơ sở thực hiện
Chi phí chỉnh nha có sự khác biệt tùy theo phòng khám/ bệnh viện thực hiện. Những nha khoa quốc tế có đội ngũ bác sĩ nước ngoài, cơ sở khang trang và hiện đại thường có chi phí cao hơn từ 10 – 50 triệu đồng. Trong khi đó, các phòng khám truyền thống sẽ có mức giá chỉnh nha hợp lý hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện niềng răng ở các bệnh viện công lập để tiết kiệm chi phí.
Có nên niềng răng giá rẻ?
Thực tế, chi phí niềng răng là trở ngại đối với một số người. Hiểu rõ nhu cầu niềng răng giá rẻ, không ít nha khoa tung ra các chương trình ưu đãi, khuyến mãi nhằm giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và thoải mái hơn khi chỉnh nha. Tuy nhiên, chi phí thường chỉ giảm từ 1 – 10 triệu đồng tùy phương pháp. Bởi niềng răng là phương pháp nha khoa phức tạp đòi hỏi phải đầu tư máy móc, khí cụ chỉnh nha và đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm.
Niềng răng với mức giá quá rẻ thường không đảm bảo hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro như răng lệch lạc nặng, tụt lợi hở chân răng, răng lung lay, răng nứt và thậm chí là gãy, rụng. Ngoài ra, những cơ sở này đa phần đều không thực hiện tốt vô khuẩn dụng cụ nên dễ lây nhiễm bệnh lý giữa các khách hàng.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên lựa chọn các địa chỉ niềng răng uy tín ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM và một số thành phố lớn khác. Nếu lo ngại về tài chính, có thể lựa chọn các phòng khám có chính sách niềng răng trả chậm theo từng giai đoạn.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Niềng răng loại nào rẻ nhất?” và đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chỉnh nha. Có thể thấy, niềng răng là phương pháp nha khoa phức tạp nên không thể có giá thành thấp. Vì vậy, bạn đọc nên thận trọng với các phòng khám nha khoa quảng cáo chỉnh nha với mức giá rẻ khó tin.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Dây Thun Niềng Răng Có Tác Dụng Gì?
Cắm Minivis Bị Sưng Viêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Niềng Răng Khớp Cắn Hở Có Hiệu Quả Không? Mất Bao Lâu?
Răng Bị Ố Vàng Khi Niềng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!