Ghép Xương Trong Cấy Ghép Implant: Quy trình và lưu ý cần biết

Ghép xương trong cấy ghép Implant được thực hiện với mục đích kích thích xương hàm tái tạo và phục hồi. Kỹ thuật này được thực hiện cho những trường hợp mất răng lâu năm dẫn đến thể tích xương hàm giảm mạnh và không đáp ứng đủ điều kiện để cấy trụ Implant.

ghép xương trong cấy ghép implant
Ghép xương trong cấy ghép Implant được thực hiện nhằm tăng tính ổn định của trụ Implant

Ghép xương trong cấy ghép Implant là phương pháp gì?

Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này có thể phục hình cả chân răng và thân răng nên có thể ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương răng. Trong kỹ thuật cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ sử dụng trụ Implant cắm vào xương hàm, sau đó đợi một thời gian để tích hợp xương và tiến hành phục hình răng sứ trên Implant.

Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương trước khi cấy ghép Implant. Sau khi mất răng, xương ổ răng sẽ bị tiêu hủy dần theo thời gian dẫn đến tình trạng tiêu xương răng. Nếu thể tích xương bị tiêu quá lớn, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương để khôi phục thể tích xương trước khi cấy trụ Implant.

Trong phương pháp ghép xương răng, bác sĩ sẽ sử dụng xương nhân tạo hoặc xương tự thân của chính người bệnh để bù đắp cho thể tích xương đã bị tiêu hủy. Kỹ thuật này còn thúc đẩy xương ổ răng tái tạo và phục hồi. Sau khi ghép xương, trụ Implant có thể ổn định và chắc chắn trên xương hàm.

Ghép xương trong cấy ghép Implant là kỹ thuật tiên tiến đòi hỏi bác sĩ phải được đào tạo chuyên sâu cùng với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Hiện nay, phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng rất rộng rãi.

Các kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép Implant

Ghép xương trong cấy ghép Implant được chia thành 4 kỹ thuật chính bao gồm:

  • Ghép xương tổng hợp: Ghép xương tổng hợp sử dụng vật liệu tổng hợp được làm từ Calcium phosphate cùng với một số vật liệu khác. Cấu tạo của xương tổng hợp khá tương đồng với xương tự thân. Xương tổng hợp được chia thành 2 loại chính là xương tự tiêu và xương không tự tiêu.
  • Ghép xương dị chủng: Ghép xương dị chủng sử dụng xương của động vật thay vì xương tự thân hay xương tổng hợp. Xương của động vật sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi ghép cho bệnh nhân. Xương động vật chỉ được sử dụng để cấy ghép sau khi đã được xác định tương thích và an toàn với sức khỏe.
  • Ghép xương tự thân: Ghép xương tự thân sử dụng xương tự thân của bệnh nhân, thường là xương chậu hoặc xương sườn. Vì sử dụng xương tự thân nên độ tương thích cao và khả năng phục hồi cũng tốt hơn so với các loại xương khác. Ghép xương tự thân là phương pháp ít tốn kém và đơn giản hơn so với các kỹ thuật ghép xương khác.
  • Ghép xương đồng chủng: Ghép xương đồng chủng sử dụng xương của người khác thay vì xương tự thân. Để đảm bảo sự tương thích, xương sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng và khử trùng trước khi tiến hành phẫu thuật.

Các kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép Implant đều có cùng tác dụng là phục hồi thể tích xương răng để đảm bảo độ chắc chắn và ổn định của trụ Implant. Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật phù hợp với từng trường hợp.

Vì sao cần phải ghép xương trước khi cấy ghép Implant?

Xương răng là cơ quan nâng đỡ và đảm bảo sự chắc chắn của chân răng. Khi răng mất đi, thể tích của xương ổ răng sẽ suy giảm theo thời gian do hiện tượng tiêu xương. Răng mất đi đồng nghĩa với việc không có lực tác động xuống xương hàm. Do đó, các tế bào xương sẽ dần bị thoái hóa và tiêu hủy.

Nếu trồng răng Implant ngay sau khi mất răng, bạn sẽ không phải ghép xương mà sẽ được cắm trụ Implant trực tiếp. Bởi lúc này thể tích xương gần như chưa bị ảnh hưởng.

Những trường hợp phục hình răng bằng cầu răng sứ và răng giả tháo lắp sẽ phải đối mặt với hiện tượng tiêu xương sau một thời gian. Lúc này, bắt buộc phải ghép xương để phục hồi thể tích xương hàm trước khi ghép trụ Implant. Nếu không ghép xương, trụ Implant sẽ không thể đứng vững và thiếu tính ổn định. Đa số những trường hợp cấy ghép trụ Implant khi chưa ghép xương đều bị đào thải trụ và không thể tiến hành phục hình răng sứ.

Tóm lại, cần ghép xương trước khi cấy ghép Implant vì những mục đích sau:

  • Giúp tăng tỷ lệ thành công của kỹ thuật cấy ghép Implant
  • Kéo dài tuổi thọ của răng Implant
  • Gia tăng mật độ và thể tích của xương hàm
  • Thúc đẩy tốc độ tích hợp giữa xương và trụ Implant
  • Đảm bảo độ ổn định và chắc chắn của răng Implant

Ghép xương trong cấy ghép Implant là kỹ thuật vô cùng phức tạp. Chính vì vậy, không phải trường hợp nào cũng đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện. Ghép xương chỉ được thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Xương hàm có mật độ xương ổn định, không quá giòn hoặc xốp
  • Xương hàm có chiều rộng phù hợp với trụ Implant. Trường hợp kích thước xương hàm quá nhỏ sẽ không thể thực hiện cấy ghép Implant.

Nếu không đáp ứng đủ những điều kiện này, cấy trụ Implant sẽ có tỷ lệ thành công thấp. Do đó, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng trước khi chỉ định ghép xương và cấy ghép Implant.

Chỉ định – Chống chỉ định

Ghép xương trong cấy ghép Implant được chỉ định trong những trường hợp sau:

ghép xương trong cấy ghép implant
Ghép xương được chỉ định cho những trường hợp bị tiêu xương răng và không đáp ứng đủ điều kiện để trồng răng Implant
  • Tiêu xương răng do mất răng trong một thời gian dài hoặc từng phục hình bằng cầu răng sứ, răng giả tháo lắp khiến thể tích xương hàm giảm, không đáp ứng đủ điều kiện để cấy trụ Implant.
  • Xương hàm bị tổn thương do chấn thương hoặc người có xương hàm yếu, mỏng bẩm sinh.

Ghép xương giúp tăng tỷ lệ thành công khi cấy trụ Implant. Ngoài những điều kiện phải đáp ứng, bệnh nhân chỉ được thực hiện ghép xương nếu không thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định.

Các trường hợp chống chỉ định với ghép xương trong cấy ghép Implant:

  • Mất toàn bộ răng
  • Đang có các vấn đề răng miệng như áp xe răng, viêm nướu răng, viêm nha chu,…
  • Mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch,…
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt cần lựa chọn thời điểm khác để ghép xương
  • Người hút thuốc lá lâu năm và nghiện rượu bia

Những đối tượng này có nguy cơ đối mặt với các biến chứng và tác dụng phụ sau khi ghép xương trong cấy ghép Implant. Trên thực tế, một số đối tượng kể trên vẫn có thể thực hiện nếu bác sĩ nhận thấy lợi ích mang lại cao hơn rủi ro tiềm tàng.

Quy trình ghép xương trong cấy ghép Implant

Ghép xương trong cấy ghép Implant là kỹ thuật vô cùng phức tạp. Do đó, quy trình thực hiện phương pháp này phải được thực hiện trong môi trường khép kín. Nhìn chung, phẫu thuật ghép xương sẽ diễn ra trong 5 bước sau:

Bước 1: Thăm khám và kiểm tra

Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám để xem xét bệnh nhân có cần phải ghép xương hay không. Sau đó, sẽ kiểm tra tình trạng toàn thân và tại chỗ để xem xét người bệnh có đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật hay không.

ghép xương trong cấy ghép implant
Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ tình trạng toàn thân và tại chỗ trước khi chỉ định ghép xương

Ghép xương là phẫu thuật phức tạp nên quá trình điều trị sẽ diễn ra kỹ lưỡng để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn. Khi thăm khám, bệnh nhân nên chủ động thông báo với bác sĩ những vấn đề sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý, dị ứng thuốc (nếu có) để tránh mất thời gian.

Bước 2: Tiến hành sát khuẩn và gây tê

Với phẫu thuật ghép xương, bệnh nhân sẽ được gây tê để giảm cảm giác đau và khó chịu. Tất cả dụng cụ, thiết bị cũng sẽ được sát khuẩn tuyệt đối để tránh biến chứng khi phẫu thuật.

Bước 3: Tiến hành ghép xương

Trước tiên bác sĩ sẽ sửa soạn xương hàm vùng cần ghép xương, sau đó tạo vạt niêm mạc bằng 3 đường rạch. Có thể rạch dọc sống hàm để bộc lộ xương hàm bên dưới.

Trường hợp thứ 2 là thực hiện 2 đường rạch có hình thang để tạo không gian đủ rộng nhằm thuận tiện cho việc ghép xương. Một số trường hợp sẽ phải dùng cây bóc tách để tách vạt niêm mạc nhằm bộc lộ vùng xương hàm cần phẫu thuật.

Kế tiếp, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan khoan thủng vỏ xương nhằm tạo các điểm chảy máu. Sau đó, dùng bột xương trộn với nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) và máu của bệnh nhân, đắp bột xương lên bề mặt xương hàm cần phẫu thuật.

Bước 4: Khâu đóng vạt niêm mạc

Sau khi hoàn thành quá trình ghép xương, bác sĩ sẽ khâu đóng vạt niêm mạc.

Bước 5: Theo dõi sức khỏe

Sau khi ghép xương, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện một thời gian để được theo dõi sức khỏe. Phản ứng bình thường sau khi phẫu thuật là chảy máu nhẹ trong khoảng 30 phút. Bề mặt nướu răng bị sưng nề và thân nhiệt tăng nhẹ lên 38 độ C.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng chảy máu và thân nhiệt để đánh giá bệnh nhân đã ổn định hoàn toàn hay chưa. Nếu sức khỏe đã ổn định, người bệnh sẽ được tư vấn chăm sóc vết thương và sử dụng thuốc.

Chăm sóc sau khi ghép xương trong cấy ghép Implant

Ghép xương trong cấy ghép Implant không tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, cần chăm sóc đúng cách để kích thích xương hàm phục hồi và tái tạo. Trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc phù hợp.

ghép xương trong cấy ghép implant
Cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau khi phẫu thuật ghép xương trong cấy ghép Implant

Chế độ chăm sóc sau khi ghép xương trong cấy ghép Implant:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Trong thời gian này, nên sử dụng bàn chải có lông mềm, mảnh để hạn chế tối đa lực vào vùng xương hàm vừa mới ghép xương.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc liên tục trong vòng 10 ngày để giảm đau nhức và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Dùng thêm dung dịch súc miệng sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm sau khi ghép xương.
  • Có chế độ ăn uống khoa học để đẩy nhanh quá trình lành thương sau khi phẫu thuật. Sau khi ghép xương, bạn nên tránh dùng thức ăn quá nóng, món ăn chứa nhiều gia vị và thức ăn dai, khó nhai nuốt. Tăng cường bổ sung thực phẩm mềm để giảm áp lực, ma sát lên răng và nướu. Ngoài ra, cần tránh ăn nhai ở vị trí xương hàm vừa mới phẫu thuật.
  • Không hút thuốc lá và uống rượu bia trong thời gian sau phẫu thuật.
  • Chú ý đến những biểu hiện bất thường như nướu sưng tấy, chảy máu kéo dài, có mủ hoặc dịch để kịp thời đến cơ sở y tế kiểm tra. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Ưu nhược điểm của ghép xương trong cấy ghép Implant

Ghép xương trong cấy ghép Implant giúp tăng tỷ lệ thành công khi cấy trụ Implant. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm. Nếu đang phân vân có nên ghép xương răng hay không, bạn đọc nên cân nhắc giữa ưu điểm và nhược điểm của phương pháp.

– Ưu điểm của ghép xương trong cấy ghép Implant:

  • Giúp phục hồi thể tích xương hàm, từ đó đảm bảo đủ điều kiện để trồng răng Implant.
  • Xương hàm được tái tạo, phục hồi lại, qua đó có thể ngăn chặn hiện tượng tiêu xương ổ răng lân cận và phòng ngừa tình trạng răng xô lệch, lung lay.
  • Giúp trụ Implant bám chắc và ổn định trên cung hàm.
  • Giúp cải thiện cấu trúc khuôn mặt, tránh tình trạng tiêu xương hàm khiến khuôn mặt trở nên mất cân đối.

– Nhược điểm khi ghép xương trong cấy ghép Implant:

  • Một số trường hợp gặp phải tình trạng tiêu xương ngay sau khi phẫu thuật hoặc xương hàm mất một thời gian dài mới ổn định được.
  • Độ cứng xương thấp hơn so với trước đây – nhất là những trường hợp sử dụng xương tổng hợp.
  • Nướu răng ở vùng xương hàm can thiệp phẫu thuật chuyển sang màu đỏ thẫm thay vì màu hồng nhạt trước đây. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và ngoại hình.

Biến chứng là điều không thể tránh khỏi khi phẫu thuật nói chung và ghép xương răng nói riêng. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế biến chứng bằng cách lựa chọn bệnh viện/ phòng khám răng hàm mặt uy tín và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi ghép xương trong cấy ghép Implant

Ghép xương răng là kỹ thuật hiện đại được thực hiện trước khi ghép trụ Implant. Phương pháp này giúp tái tạo, phục hồi thể tích và mật độ xương hàm, từ đó đảm bảo sự ổn định của trụ Implant và tăng tỷ lệ thành công khi trồng răng Implant.

Trước khi ghép xương trong cấy ghép Implant, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ ghép xương răng khi có chỉ định và nên lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo hiệu quả, an toàn khi phẫu thuật.
  • Sau khi ghép xương răng, nên sử dụng thuốc và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế biến chứng. Nếu nhận thấy biểu hiện bất thường, nên thông báo ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
  • Tái khám thường xuyên sau khi ghép xương để đảm bảo tốc độ tái tạo và phục hồi mật độ lẫn thể tích xương hàm. Khi xương hàm đã hồi phục, bác sĩ sẽ chỉ định cắm trụ Implant.
  • Nhiều bệnh nhân chần chừ khi ghép xương vì lo sợ biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, phương pháp này có mức độ xâm lấn không quá sâu nên ít khi gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Để hạn chế phải phẫu thuật ghép xương, bạn nên trồng răng Implant ngay sau khi mất răng. Như vậy có thể hạn chế được hiện tượng tiêu xương và trụ Implant ổn định ngay sau khi cấy ghép.

Ghép xương trong cấy ghép Implant là kỹ thuật hiện đại được thực hiện nhằm tăng thể tích và mật độ xương ổ răng. Phương pháp này giúp củng cố tính ổn định của trụ Implant, từ đó kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng ăn nhai của răng Implant.

 

Tham khảo thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!