Niềng Răng Xong Đeo Hàm Duy Trì Bao Lâu? Điều Nên Biết

Niềng răng xong cần đeo hàm duy trì bao lâu là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, nên tham khảo bài viết để được giải đáp và hiểu rõ lý do vì sao phải sử dụng hàm duy trì một thời gian sau quá trình niềng răng chỉnh nha.

đeo hàm duy trì bao lâu
Niềng răng xong cần đeo hàm duy trì bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người

Niềng răng xong có phải đeo hàm duy trì không?

Niềng răng (chỉnh nha) là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng hô vẩu, răng móm, răng thưa, chen chúc, lệch lạc và sai khớp cắn. Phương pháp này sử dụng khay niềng hoặc mắc cài để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Do chân răng cắm sâu vào bên trong xương hàm nên việc dịch chuyển răng cần một thời gian khá dài.

Thời gian niềng răng dao động từ 12 – 36 tháng hoặc dài hơn tùy theo từng trường hợp cụ thể. Khi kết thúc lộ trình niềng răng, hàm răng sẽ trở nên đều và khớp cắn được chỉnh đúng vị trí nên bạn có thể thoải mái hơn khi ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp.

Sau khi niềng, bác sĩ thường chỉ định dùng hàm duy trì để ổn định kết quả. Tuy nhiên, nhiều người không muốn sử dụng hàm duy trì vì cho là không cần thiết. Vậy, niềng răng xong có phải đeo hàm duy trì không?

niềng răng xong có cần đeo hàm duy trì không
Niềng răng xong cần đeo hàm duy trì để cố định răng và giúp hàm răng ổn định

Theo các bác sĩ Răng hàm mặt, đeo hàm duy trì sau khi niềng răng xong là vô cùng cần thiết. Như đã biết, niềng răng sử dụng mắc cài hoặc khay niềng tạo lực siết để dịch chuyển răng về đúng vị trí. Trong suốt quá trình chỉnh nha, răng, nướu sưng, xương hàm và các cơ quan khác đều phải chịu áp lực liên tục. Do đó, sau khi niềng, răng vẫn chưa thực sự ổn định.

Vì chân răng chưa ổn định trong xương ổ răng nên dưới tác động của lực ăn nhai, răng có thể “chạy” về vị trí cũ hoặc “chạy” sang vị trí mới. Đây là lý do cần sử dụng hàm duy trì để cố định răng và giúp hàm răng ổn định hoàn toàn.

Sau niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu?

Cấu trúc răng cần một khoảng thời gian dài để ổn định hoàn toàn. Do đó, hàm duy trì thường được dùng từ 6 – 12 tháng tùy theo từng trường hợp. Nếu niềng răng sớm trong giai đoạn từ 11 – 16 tuổi, một số trẻ sẽ phải dùng hàm duy trì trong vài năm để ngăn chặn răng dịch chuyển đến những vị trí khác.

Trong thời gian đầu, bạn cần sử dụng khí cụ 24/24 để đảm bảo hiệu quả. Có thể tháo ra trong thời gian ngắn khi ăn uống và vệ sinh răng miệng. Đây là giai đoạn mới tháo niềng nên chân răng sẽ dịch chuyển nhanh chóng. Vì vậy, cần sử dụng hàm duy trì liên tục để bảo tồn kết quả sau khi niềng.

Sau giai đoạn này, thời gian đeo hàm duy trì có thể giảm xuống còn vài giờ/ ngày tùy theo tình trạng của từng trường hợp. Yếu tố này phụ thuộc vào độ tuổi và cơ địa của từng người. Trong đó, người trưởng thành có thời gian đeo hàm duy trì ngắn hơn do chân răng, nướu và xương đã trở nên cứng cáp và gần như không còn phát triển.

Một số lưu ý khi đeo hàm duy trì sau khi chỉnh nha

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng sẽ giúp ổn định răng, tránh tình trạng răng lệch lạc và chạy về vị trí cũ. Hàm duy trì có 2 loại là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Trong đó, hàm duy trì tháo lắp được sử dụng phổ biến hơn nhờ có tính tiện lợi cao và không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt.

Tương tự như quá trình niềng răng, đeo hàm duy trì chỉ mang lại hiệu quả nếu sử dụng đúng cách và chọn được loại hàm phù hợp với nhu cầu. Do đó, trước khi sử dụng khí cụ này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Chọn loại hàm duy trì phù hợp

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại hàm duy trì. Trong đó, hàm duy trì cố định ít được sử dụng vì gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Hàm duy trì tháo lắp được dùng phổ biến hơn vì có thể tháo lắp dễ dàng và tính tiện lợi cao. Hàm tháo lắp được chia thành nhiều loại bao gồm hàm tháo lắp kim loại, hàm tháo lắp khay trong suốt, hàm duy trì Hawley,…

niềng răng xong đeo hàm duy trì bao lâu
Cần tìm hiểu ưu nhược điểm của từng loại hàm duy trì để lựa chọn được khí cụ phù hợp

Mỗi loại hàm duy trì sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ từng loại để lựa chọn được hàm duy trì phù hợp với bản thân. Đối với những trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại hàm duy trì phù hợp để đảm bảo hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng răng “chạy” và lệch lạc.

2. Đeo hàm duy trì đủ thời gian

Đeo hàm duy trì đủ thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng. Hàm duy trì thường được dùng từ 20 – 22 giờ đồng hồ trong thời gian đầu để ổn định răng và đảm bảo chân răng cố định trong xương ổ răng. Sau thời gian này, bạn có thể giảm thời gian sử dụng còn 8 – 9 giờ/ ngày.

Tùy theo tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng hàm duy trì trong 3 – 6 tháng hoặc dùng liên tục 1 năm. Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định đeo hàm duy trì cho đến khi trưởng thành bởi lúc này cả xương hàm và răng đều chưa phát triển hoàn chỉnh.

3. Có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Sau khi niềng răng, chân răng còn khá yếu nên dễ bị dịch chuyển dưới tác động của lực nhai. Do đó, trong thời gian sử dụng hàm duy trì, bạn nên lưu ý một số vấn đề để đảm bảo răng ổn định hoàn toàn và duy trì được kết quả lâu dài.

đeo hàm duy trì bao lâu
Trong thời gian đeo hàm duy trì, nên dùng thức ăn mềm, hạn chế món ăn cứng, khô và dai

Chế độ ăn uống, sinh hoạt trong thời gian sử dụng hàm duy trì:

  • Nên tháo hàm duy trì khi vệ sinh răng miệng và ăn uống. Đeo hàm duy trì khi ăn có thể khiến hàm bị hư hại, cong vênh và nứt, mẻ. Ngoài ra, trong các cuộc hẹn quan trọng, bạn cũng có thể tháo hàm duy trì nếu cần thiết.
  • Hàm duy trì cần được vệ sinh hằng ngày bằng bàn chải đánh răng. Bạn có thể dùng kem đánh răng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên khí cụ. Không nên dùng các hóa chất có độ axit hoặc độ kiềm cao.
  • Khi sử dụng hàm duy trì tháo lắp, không ít người gặp phải tình trạng mất khí cụ. Ngay khi phát hiện mất khí cụ, bạn nên đến nha khoa để làm lại hàm duy trì trong thời gian sớm nhất. Bởi nếu không sử dụng hàm duy trì liên tục, răng có thể bị dịch chuyển và thay đổi vị trí sau một thời gian ngắn.
  • Sau khi niềng răng, răng và các cơ quan nâng đỡ răng đều trở nên khá nhạy cảm. Để các cơ quan này ổn định hoàn toàn, bạn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng thường xuyên và cung cấp khoáng chất, vitamin thông qua chế độ ăn uống khoa học.
  • Tránh dùng thức ăn cứng, khô và dai sau khi niềng răng. Lúc này, răng còn khá yếu và chưa ổn định. Nếu dùng thức ăn dai và khô, áp lực từ quá trình ăn nhai sẽ khiến cho răng bị đau nhức và có hiện tượng “chạy” sang vị trí khác.
  • Thay đổi những thói quen xấu như nghiến răng, nhai cố định một hàm, dùng răng, xé các vật dụng, hút thuốc lá,… Các thói quen này đều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và khiến răng trở nên lệch lạc, chen chúc sau khi niềng.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin giải đáp “Niềng răng xong cần đeo hàm duy trì bao lâu?” và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng. Hy vọng qua thông tin hữu ích trên, bạn đọc đã hiểu rõ tầm quan trọng của hàm duy trì và nắm rõ cách sử dụng khí cụ này.

>>>> Tìm hiểu thông tin về các loại hàm duy trì sau niềng răng và giá: https://thainguyenmedical.com/wikinhakhoa/ham-duy-tri-sau-nieng-rang.html

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá của khách hàng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá của bạn*

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!