Dây thun được sử dụng trong niềng răng mắc cài thường và mắc cài tự buộc. Khí cụ này có tác dụng hỗ trợ nắn chỉnh răng về đúng vị trí, đồng thời khắc phục khuyết điểm răng khấp khểnh và cải thiện tình trạng khớp cắn hở.
Các loại dây thun được sử dụng trong niềng răng
Dây thun niềng răng là khí cụ quan trọng được sử dụng trong những trường hợp niềng răng bằng mắc cài. Hiện tại, có khá nhiều loại dây thun được sử dụng trong kỹ thuật chỉnh nha như thun tách kẽ, dây thun cố định dây cung và dây thun liên hàm. Các loại dây thun niềng răng được làm từ cao su có độ đàn hồi cao và an toàn với sức khỏe.
1. Thun tách kẽ
Thun tách kẽ được sử dụng trước khi gắn mắc cài khoảng 1 – 2 tuần. Thun có đường kính nhỏ khoảng 1cm và được làm từ cao su mềm. Khí cụ này được đặt vào giữa vị trí của răng số 6 và số 7 để tạo ra khoảng trống nhằm chuẩn bị cho quá trình đặt khâu (bands niềng răng).
Đặt chun tách kẽ chỉ diễn ra trong 3 – 5 phút và hoàn toàn không gây đau. Tuy nhiên sau khoảng vài giờ, răng có thể bị đau nhức và ê buốt do tác động từ khí cụ này. Sau khi kẽ răng đã xuất hiện khoảng cách, bác sĩ sẽ tháo bỏ thun và tiến hành gắn các khí cụ chỉnh nha cố định.
2. Dây thun cố định dây cung
Đối với niềng răng mắc cài kim loại và sứ thường, dây cung được đặt trong rãnh của mắc cài, sau đó được cố định bằng dây chun niềng răng. Loại dây thun này có màu sắc đa dạng (trong suốt, trắng, xanh, hồng, đỏ,…), độ bền cao và đường kính rất nhỏ.
Dây thun được dùng để cố định dây cung trên tất cả các mắc cài. Vì được làm từ cao su nên dây chun dễ bị giãn và đứt. Chính vì vậy, khí cụ này thường được thay mới sau khoảng 3 – 6 tuần. Đối với niềng răng bằng mắc cài tự buộc, dây cung sẽ được cố định bằng nắp trượt tự động nên không phải sử dụng dây thun niềng răng.
3. Dây thun liên hàm
Dây thun liên hàm có đường kính lớn hơn so với 2 loại dây thun kể trên. Dây chun cũng được làm từ cao su với màu sắc đa dạng. Dây thun liên hàm được móc vào Hooks ở cả răng hàm trên và hàm dưới nhằm dịch chuyển răng lệch, răng mọc lệch, răng chìa ra phía trước quá mức và đóng khớp cắn hở.
Dây thun liên hàm có thể tháo gỡ dễ dàng. Để đạt hiệu quả chỉnh nha, khí cụ này phải được sử dụng khoảng 20 giờ mỗi ngày. Nếu gặp khó khăn khi ăn nhai, bạn có thể gỡ dây chun liên hàm ra trong quá trình ăn uống. Dây thun liên hàm tạo ra lực kéo để điều hướng răng. Vì vậy, bạn cần phải thay khí cụ này 2 – 3 lần/ ngày để đảm bảo răng dịch chuyển liên tục.
Những trường hợp cần sử dụng dây chun niềng răng
Dây thun là khí cụ chỉnh nha được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải sử dụng khí cụ này. Dưới đây là một số trường hợp cần sử dụng dây chun niềng răng để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha cao.
1. Chuẩn bị cho quá trình gắn khâu
Khâu (Bands) có hình dáng tương tự như chiếc nhẫn được gắn cố định vào răng số 6 và số 7. Khí cụ này có vai trò là điểm neo giữ dây cung trên cung hàm. Để thuận lợi cho quá trình gắn khâu, bác sĩ sẽ chỉ định đặt thay tách kẽ trước đó khoảng 1 – 2 tuần.
Mặc dù thun tách kẽ chỉ được dùng trong thời gian ngắn nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chỉnh nha. Tuy nhiên, những trường hợp có khoảng cách giữa răng số 6 và số 7 rộng không nhất thiết phải sử dụng thun tách kẽ mà có thể trực tiếp gắn bands.
2. Niềng răng mắc cài
Các loại dây thun niềng răng được sử dụng trong hầu hết các trường hợp niềng răng mắc cài, đặc biệt là niềng răng mắc cài thường. Với những người niềng răng mắc cài tự buộc, bác sĩ chủ yếu dùng dây chun tách kẽ. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thêm thun liên hàm để khắc phục khuyết điểm răng khểnh, mọc lệch, chênh dẫn đến hở khớp cắn.
3. Trường hợp răng khấp khểnh, khớp cắn hở
Mắc cài, khay niềng chỉ có thể dịch chuyển răng theo chiều ngang và kéo nhẹ phần răng vào bên trong. Vì vậy với những trường hợp răng khấp khểnh dẫn đến hở khớp cắn, bác sĩ thường chỉ định dùng thêm thun liên hàm để đóng khớp cắn.
Trong khi đó, niềng răng trong suốt hoàn toàn không sử dụng dây thun niềng răng. Với những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu tháo khay niềng và gắn mắc cài + thun liên hàm trong 2 – 3 tháng cuối lộ trình để hoàn chỉnh khớp cắn.
Dây thun niềng răng có tác dụng gì?
Dây thun niềng răng được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Khí cụ này có những tác dụng như sau:
1. Hỗ trợ dịch chuyển vị trí của răng
Tổ hợp mắc cài có tác dụng nắn chỉnh và điều hướng răng về đúng vị trí. Chính vì vậy, các loại dây thun niềng răng cũng góp phần vào việc dịch chuyển các răng trên cung hàm. Ngoài ra, thun tách kẽ còn tạo điều kiện để gắn dây cung, từ đó đảm bảo quá trình dịch chuyển các răng diễn ra thuận lợi.
2. Khắc phục răng khấp khểnh
Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc cao và chìa ra bên ngoài hơn so với các răng khác trên cung hàm. Lực siết từ tổ hợp mắc cài không thể dịch chuyển răng về đúng vị trí hoàn toàn như các răng khác. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm dây thun liên hàm để kéo răng về vị trí như mong muốn. Với sự hỗ trợ của khí cụ này, khuyết điểm răng khấp khểnh sẽ được khắc phục hoàn toàn.
3. Hoàn thiện khớp cắn
Khớp cắn hở là tình trạng hai hàm không thể chạm vào nhau hoàn toàn. Tình trạng này thường xảy ra do răng mọc sai chỗ, khấp khểnh và chen chúc. Để hoàn thiện khớp cắn, bác sĩ sẽ dùng dây thun liên hàm sau khi răng đã ổn định đúng vị trí. Khí cụ này sẽ kéo răng xuống phía dưới để tạo sự đồng đều với các răng khác trên cung hàm.
Với những trường hợp niềng răng trong suốt, bác sĩ có thể yêu cầu đeo mắc cài vào khoảng 2 – 3 tháng cuối thai kỳ để hoàn thiện khớp cắn. Bởi khay niềng gần như không thể dịch chuyển răng theo chiều dọc.
Lưu ý khi đeo dây thun niềng răng
Dây thun niềng răng là khí cụ quan trọng được sử dụng trong quá trình chỉnh nha. Khi đeo khí cụ này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa hôi miệng và hạn chế mắc các bệnh nha khoa trong thời gian chỉnh nha. Đối với dây thun liên hàm, có thể tháo khí cụ khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
- Để đảm bảo tác dụng của thun liên hàm, nên thay từ 2 – 3 lần/ ngày. Dây chun được sử dụng để cố định dây cung trên mắc cài sẽ được bác sĩ thay định kỳ 3 – 6 tuần/ lần tùy trường hợp.
- Trong trường hợp bị đứt dây thun, bạn nên đến phòng khám để được bác sĩ kiểm tra và xử lý.
- Không tự ý thay đổi vị trí của dây thun niềng răng hay sử dụng cùng lúc 2 dây thun. Tình trạng này sẽ tạo ra áp lực không đồng đều dẫn đến đau nhức, ê buốt răng và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chỉnh nha.
Dây thun niềng răng có khá nhiều loại và được sử dụng phổ biến trong chỉnh nha bằng mắc cài. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trong bài viết, bạn đọc có thể hiểu hơn về các loại dây thun, tác dụng và biết cách sử dụng khí cụ một cách hợp lý nhất.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Cắm Minivis Bị Sưng Viêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Bị Hô Hàm Có Niềng Răng Được Không?
Niềng Răng Khớp Cắn Hở Có Hiệu Quả Không? Mất Bao Lâu?
Cắm Vít Niềng Răng (Minivis) Để Làm Gì? Có Đau Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!