Dây cung niềng răng là khí cụ quan trọng được sử dụng trong quá trình chỉnh nha bằng mắc cài. Dây cung có kích thước mảnh, nhỏ, độ bền tốt với tác dụng tạo ra lực siết giúp điều chỉnh răng về vị trí mong muốn. Hiện tại, khí cụ này được sản xuất với nhiều chất liệu và kích thước khác nhau nhằm đáp ứng được yêu cầu trong từng giai đoạn chỉnh nha.
Dây cung niềng răng là gì?
Dây cung niềng răng/ dây cung chỉnh nha (archwire) hay dây thun niềng răng là một trong những khí cụ quan trọng được sử dụng trong kỹ thuật chỉnh nha bằng mắc cài. Khí cụ này có dạng dây mảnh được gắn cố định lên mắc cài và kéo dài toàn bộ cung hàm. Dây cung được sử dụng trong niềng răng mắc cài cả mặt ngoài và mặt trong (hay còn gọi là mặt lưỡi).
Hiện tại, dây cung được làm từ nhiều chất liệu khác nhau và được sử dụng tùy theo nhu cầu, sở thích và tình trạng răng miệng cụ thể của từng trường hợp. Tác dụng chính của dây cung chỉnh nha là giúp bác sĩ siết chặt thân răng nhằm tạo ra lực kéo để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn.
Dây cung niềng răng có nhiều kích thước khác nhau với khả năng chịu lực và độ bền tốt. Tùy theo tốc độ chỉnh nha của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định thay dây cung sau khoảng 1 – 2 tháng để đảm bảo hiệu quả sau khi niềng.
Dây cung niềng răng có tác dụng gì?
Như đã đề cập, dây cung niềng răng là khí cụ quan trọng trong phương pháp chỉnh nha bằng mắc cài. Dây cung có dạng sợi, mảnh được làm từ nhiều chất liệu khác nhau và được cố định chắc chắn vào mắc cài trên bề mặt răng.
Khí cụ này được gắn lên toàn bộ răng nhằm giúp bác sĩ tạo ra lực kéo để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Tuy nhiên ở từng giai đoạn cụ thể, dây cung lại giữ chức năng và tác dụng riêng biệt.
1. Tác dụng của dây cung niềng răng trong giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, dây cung được sử dụng để san đều răng, tránh tình trạng răng khấp khểnh và mọc chen chúc nhau. Căn chỉnh răng dàn đều trên cung hàm giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.
Với tác dụng chính là dàn đều răng, dây cung chỉnh nha được sử dụng trong giai đoạn đầu thường có độ đàn hồi cao, độ cứng thấp và kích thước khá nhỏ (0.014 và 0.016). Hiện nay, dây cung Niti được sử dụng phổ biến nhất trong giai đoạn san đều và căn chỉnh răng trên cung hàm.
2. Vai trò của dây cung niềng răng trong giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng
Sau khi làm thẳng răng và điều chỉnh chân răng, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng. Giai đoạn này được thực hiện nhằm dịch chuyển răng về vị trí mong muốn và thường kéo dài từ 4 – 8 tháng. Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong niềng răng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình chỉnh nha.
Trong giai đoạn đóng khoảng, bác sĩ cần phải tạo lực siết mạnh để dịch chuyển răng nên sẽ lựa chọn dây cung có kích thước lớn hơn với độ bền cao. Dây cung thường được sử dụng trong giai đoạn này thường có kích thước 0.016 * 0.025 và 0.019 * 0.025. Đây cũng là giai đoạn răng và khuôn mặt có sự thay đổi rõ rệt nhất.
3. Tác dụng của dây cung niềng răng trong giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì
Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì được thực hiện ngay sau giai đoạn đóng khoảng. Để đóng khớp, bác sĩ sẽ dùng dây cung có kích thước 0.019 * 0.025 để chỉnh và duy trì khớp cắn ổn định. Sau đó, bác sĩ sẽ cố định hệ thống mắc cài thêm một thời gian để duy trì kết quả, hạn chế tình trạng răng “chạy” về vị trí cũ.
Có thể thấy, dây cung là khí cụ chỉnh nha quan trọng trong quá trình niềng răng ở tất cả các giai đoạn. Tùy theo giai đoạn cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung có kích thước và chất liệu tương ứng để thuận tiện cho quá trình siết răng nhằm điều chỉnh răng về vị trí mong muốn.
Các loại dây cung niềng răng – chỉnh nha
Dây thun niềng răng được sản xuất bằng nhiều chất liệu khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu và sở thích của từng khách hàng. Bên cạnh đó, dây cung sẽ được thay đổi liên tục tùy theo giai đoạn niềng để đảm bảo mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu.
Dựa vào thành phần cấu tạo, dây cung niềng răng được chia thành 5 loại sau:
1. Dây cung Niken – Titan (Niti)
Dây cung Niken – Titan được chế tác từ 55% Niken và 45% Titanium. Đặc điểm của dây cung được chế tác từ chất liệu này là độ cứng thấp nhưng có độ đàn hồi và độ dẻo cao. Dây Niti thường được dùng trong giai đoạn san đều răng trên cung hàm để chuẩn bị cho giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng.
Dây cung Niken – Titan được nghiên cứu bởi nhà khoa học William F. Buehler vào năm 1960. Đến nay, loại dây cung này vẫn được sử dụng phổ biến và góp phần không nhỏ vào hiệu quả chỉnh nha.
2. Dây cung Titan – Beta (TMA)
Dây cung Titan – Beta (TMA) được chế tạo từ Molypden 11%, Titanium 79%, Tin 4% và Zirconium 6%. Dây cung TMA có thể sử dụng vào bất cứ giai đoạn nào của quá trình niềng răng nhưng thường được sử dụng vào giai đoạn cuối. Dây có đặc tính mềm dẻo, đàn hồi cao và ít bị đứt gãy.
3. Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium
Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium được sản xuất từ năm 1950 với thành phần chính là Niken 15%, Sắt 16%, Crom 20% và Coban 40%. Hiện tại, loại dây cung này ít khi được sử dụng do độ cứng tương đối yếu nên chỉ phù hợp với những trường hợp chỉnh nha nhẹ, đơn giản.
4. Dây cung Stainless Steel
Dây cung Stainless Steel (dây cung thép không gỉ) được chế tạo từ Carbon 1 – 2%, Niken 8 -25% và Chromium 17 – 25%. Loại dây cung này ra đời vào năm 1929 và hiện tại vẫn rất được ưa chuộng. Dây cung Stainless Steel có độ dẻo cao, không gỉ, độ cứng tốt, không bị ăn mòn rất thích hợp với cả những trường hợp chỉnh nha đơn giản đến phức tạp.
5. Dây cung niềng răng hợp kim kim loại quý
Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý có chi phí cao do được sản xuất từ các kim loại quý gồm Niken 1 – 2%, Đồng 11 – 18%, Palladi 5 – 10%, Bạch kim 5 – 10%, vàng 55 – 65%. Đây là loại dây cung đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa. Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý được nghiên cứu bởi nhà khoa học Edward Angle và được sản xuất vào năm 1887.
Mặc dù có độ đàn hồi, độ dẻo và khả năng chịu lực, chống ăn mòn tốt nhưng loại dây cung này có chi phí rất cao nên hiện nay ít được sử dụng. Tuy nhiên với những trường hợp răng có quá nhiều khuyết điểm, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý để đảm bảo hiệu quả.
Một số vấn đề liên quan đến dây cung niềng răng
Dây thun niềng răng là khí cụ chỉnh nha quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sau khi niềng. Ngoài vấn đề về tác dụng và các loại dây cung được sử dụng phổ biến, xung quanh khí cụ này còn có nhiều thắc mắc khác. Dưới đây là thông tin giải đáp các vấn đề xoay quanh dây cung niềng răng:
1. Các kích thước dây cung niềng răng phổ biến nhất
Dây cung niềng răng có nhiều hình dạng khác nhau như dây vuông, tròn với nhiều kích thước khác nhau để phục vụ cho từng giai đoạn chỉnh nha. Dây tròn thường có đường kính từ 0.012 – 0.014 – 0.016 – 0.018 được sử dụng ở giai đoạn đầu. Vì lúc này, bác sĩ chỉ tạo ra lực siết vừa phải để san đều răng nhằm chuẩn bị cho giai đoạn đóng khoảng.
Đối với dây tiết diện, dây cung chỉnh nha có 7 kích thước như sau 0.016*0.016, 0.016*0.022, 0.017*0.025, 0.018*0.022, 0.018*0.022, 0.018*0.025, 0.019*0.025.
2. Dây cung chỉnh nha có bị đứt, tuột không? Phải làm sao?
Dây cung chỉnh nha được sản xuất bằng các chất liệu cứng chắc, độ bền và đàn hồi cao nên ít khi xảy ra tình trạng đứt. Tuy nhiên, dây cung cũng có thể bị đứt cho tác động quá lớn (chấn thương). Ngoài ra, có thể xuất hiện tình trạng tuột dây cung khi niềng răng ở giai đoạn đầu do chân răng dịch chuyển nhanh khiến dây cung lỏng và dễ bung tuột.
Tình trạng dây cung bị đứt, bung tuột không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến quá trình niềng răng. Do đó, bạn không nên quá lo lắng. Tình trạng này có thể dễ dàng khắc phục sau khi tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt.
Có thể bạn quan tâm: Dây Cung Niềng Răng Đâm Vào Má và Cách Khắc Phục
3. Có phải thay dây cung niềng răng không? Bao lâu thay 1 lần?
Dây cung niềng răng phải thay liên tục trong quá trình niềng để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Thông thường, sau khoảng 1 – 2 tháng bác sĩ sẽ đổi dây cung có chất liệu và kích thước phù hợp để dễ dàng siết răng nhằm điều chỉnh vị trí của răng. Với những trường hợp có tốc độ chỉnh nha nhanh, bác sĩ có thể thay dây cung sớm hơn thời gian dự định.
Bài viết đã tổng hợp thông tin về dây cung niềng răng – chỉnh nha. Để tìm hiểu kỹ hơn về khí cụ niềng răng này, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Hiểu rõ về tác dụng, vai trò của dây cung sẽ giúp bạn có sự chủ động và nắm bắt chính xác hơn từng giai đoạn chỉnh nha.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Hàm Duy Trì Vivera giá bao nhiêu? Ưu – Nhược điểm cần biết
Niềng Răng Bằng Nhựa Có Hiệu Quả Không? Cần Lưu Ý Gì?
Thun Màu Niềng Răng có bao nhiêu loại? Màu nào đẹp nhất?
Niềng Răng Xong Bị Hở Lợi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!