Bên cạnh những thắc mắc về cách chữa trị và phòng ngừa, chi phí điều trị áp xe răng cũng là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thực tế, phí điều trị bệnh lý này phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như phương pháp được chỉ định, cơ sở thực hiện, mức độ bệnh lý,…
Áp xe răng là một trong những bệnh nha khoa khá phổ biến. Bệnh lý này là một dạng nhiễm trùng răng miệng có mức độ nặng, đặc trưng bởi sự xuất hiện túi mủ (áp xe) ở chân răng hoặc mô nướu. Áp xe răng thường là biến chứng của bệnh sâu răng hoặc viêm nha chu. Nếu không được điều trị sớm, bệnh lý này có thể gây tổn thương răng, viêm nhiễm lây lan rộng, viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc,…
Chi phí điều trị áp xe răng khoảng bao nhiêu? (Cụ thể từng phương pháp)
Điều trị áp xe răng kịp thời có thể kiểm soát nhanh hiện tượng nhiễm trùng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, khá nhiều người bệnh quan tâm đến chi phí điều trị áp xe răng. Bởi thực tế, các phương pháp điều trị nha khoa thường có giá thành cao và không thực sự phù hợp với tất cả bệnh nhân.
Áp xe răng là bệnh nhiễm trùng răng có mức độ nặng. Tùy theo tình trạng của từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy, phí điều trị bệnh phụ thuộc vào các phương pháp được chỉ định.
Dưới đây là bảng giá của các phương pháp điều trị áp xe răng:
- Chích rạch áp xe: Có giá trung bình khoảng 500 – 700.000 đồng/ ca
- Cạo vôi răng + đánh bóng: Có giá từ 400 – 500.000 đồng/ ca và trẻ em là 100.000 đồng/ ca
- Điều trị nha chu có giá từ 1 – 10.000.000 đồng/ ca tùy thuộc theo tình trạng cụ thể
- Tiểu phẫu mổ khối u hoặc nạo nang có giá khoảng 2 triệu đồng/ ca
- Điều trị tủy răng có giá từ 500.000 – 2.000.000 đồng/ răng (tùy theo vị trí)
- Nhổ răng có giá từ 500.000 – 3.000.000 đồng/ răng tùy theo vị trí răng cần nhổ
Ngoài những phương pháp trên, điều trị áp xe răng còn bao gồm cả phí khám và lấy thuốc. Vì vậy trước khi đến thăm khám và điều trị, bạn nên chuẩn bị sẵn để tránh thiếu hụt khi thanh toán.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị áp xe răng
Chi phí điều trị áp xe răng được đề cập trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Bởi trên thực tế, chi phí còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
1. Cơ sở thực hiện
Các bệnh viện và phòng khám đều có tiếp nhận thăm khám, điều trị áp xe răng. Tuy nhiên, chi phí điều trị tại những cơ sở này thường có sự chênh lệch nhất định. Theo khảo sát, chi phí khám, điều trị ở bệnh viện công lập có giá thấp hơn so với bệnh viện và phòng khám tư nhân. Vì vậy nếu có nguồn tài chính eo hẹp, bạn nên ưu tiên đến các cơ sở y tế công lập.
Các bệnh viện, phòng khám tư nhân có bảng giá dịch vụ khá cao nhưng được đầu tư về máy móc, thiết bị, số lượng khách hàng không quá đông và quy trình khám chữa bệnh nhanh gọn. Do đó, bạn nên cân nhắc nhu cầu cá nhân và khả năng kinh tế để lựa chọn được địa chỉ phù hợp.
2. Mức độ bệnh
Ngoài yếu tố về cơ sở thực hiện, chi phí điều trị áp xe răng còn phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng trường hợp. Với những trường hợp phát hiện sớm và bệnh có mức độ nhẹ, quá trình điều trị thường diễn ra nhanh chóng và chi phí không quá cao.
Ngược lại, tình trạng chủ quan có thể khiến răng tổn thương nặng. Người bệnh phải can thiệp nhiều phương pháp mới có thể kiểm soát được hiện tượng viêm nhiễm. Hơn nữa nếu răng bị tổn thương nặng và phải nhổ bỏ, bác sĩ sẽ yêu cầu phục hình răng để tránh tiêu xương hàm. Khác với các phương pháp điều trị thông thường, các kỹ thuật phục hình răng như bọc răng sứ, cấy ghép Implant,… thường có chi phí rất cao.
3. Một số yếu tố khác
Ngoài những yếu tố trên, chi phí điều trị áp xe răng còn phụ thuộc vào những yếu tố như:
- Các biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị
- Tay nghề của bác sĩ (bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm thực hiện thường có phí dịch vụ cao hơn)
- BHYT (nếu thăm khám tại các bệnh viện công lập, BHYT có thể chi trả một phần phí dịch vụ tùy thuộc theo đúng tuyến hoặc trái tuyến)
Trên đây là những thông tin giải đáp về chi phí điều trị áp xe răng không bao nhiều tiền. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đọc sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thăm khám và điều trị. Ngoài ra, có thể liên hệ trực tiếp với phòng khám, bệnh viện để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Bị áp xe răng khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Áp xe răng hàm gây đau nhức: Cách xử lý và chăm sóc
Áp xe răng có tự khỏi không? Phải làm sao?
Ổ mủ áp xe chân răng tự vỡ có nguy hiểm không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!