Nếu chưa có thời gian đến phòng khám, bạn có thể áp dụng một số cách trị chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà. Các biện pháp tại nhà đa số đều dễ thực hiện và tương đối an toàn. Nếu áp dụng đúng cách, các triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt sau một thời gian ngắn.
10 Cách trị chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà
Chảy máu chân răng hôi miệng là tình trạng khoang miệng có mùi hôi khó chịu đi kèm với hiện tượng nướu răng sưng đỏ và dễ chảy máu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm các thói quen xấu, thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng của các bệnh nha khoa,… Tùy theo nguyên nhân, hôi miệng và chảy máu chân răng có thể đi kèm với một số triệu chứng như răng ê buốt, đau nhức và lung lay.
Chảy máu chân răng hôi miệng là tình trạng cần chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh về răng miệng. Nếu chưa có thời gian đến phòng khám/ bệnh viện, bạn có thể cải thiện bằng một số biện pháp tại nhà. Các cách chữa tại nhà có thể cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, giảm hiện tượng chảy máu chân răng và một số triệu chứng đi kèm.
Nếu gặp phải tình trạng chảy máu chân răng hôi miệng, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
1. Súc miệng bằng nước muối pha loãng
Cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hôi miệng là súc miệng bằng nước muối pha loãng. Nước muối pha loãng có đặc tính làm dịu, sát trùng và tiêu viêm. Ngậm và súc miệng bằng nước muối giúp giảm hiện tượng đau nhức, khó chịu, đồng thời cải thiện tình trạng chảy máu và ê buốt răng.
Đối với người bị hôi miệng lâu năm, nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần/ ngày để ngăn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Cách này có thể cải thiện tình trạng hôi miệng, giảm đau nhức răng và cầm máu tốt. Tuy nhiên, với những trường hợp hôi miệng dai dẳng, cần kết hợp thêm với một số biện pháp khác để cải thiện tình trạng triệt để.
Bên cạnh hiệu quả giảm chảy máu chân răng hôi miệng, súc miệng bằng nước muối pha loãng hằng ngày còn giúp hạn chế tích tụ mảng bám và cao răng. Duy trì thói quen này trong thời gian dài có thể phòng ngừa các bệnh nha khoa như viêm nướu răng (viêm lợi), viêm nha chu, sâu răng,…
2. Trị chảy máu chân răng hôi miệng bằng dầu dừa
Trong trường hợp chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên, bạn có thể sử dụng dầu dừa để cải thiện. Dầu dừa có đặc tính dưỡng ẩm, làm dịu và chống viêm tốt. Thoa dầu dừa lên vùng nướu răng bị chảy máu có thể cải thiện tình trạng viêm sưng, đau nhức.
Trong dầu dừa chứa axit lauric có tác dụng kháng virus, chống nấm và sát khuẩn tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu dừa có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus mutans (vi khuẩn gây sâu răng). Với tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, dầu dừa có thể giảm hiện tượng sinh khí sulfur của hại khuẩn và cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.
Cách sử dụng dầu dừa cải thiện tình trạng chảy máu chân răng, hôi miệng:
- Súc miệng bằng nước sạch
- Sử dụng một ít dầu dừa thoa lên nướu răng và đợi trong vài phút
- Sau đó, súc miệng lại với nước ấm để làm dịu nướu răng và giảm cảm giác khó chịu
- Nếu bị hôi miệng nặng, bạn có thể súc miệng bằng một thìa dầu dừa.
- Kiên trì áp dụng 1 – 2 lần/ ngày giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hôi miệng rõ rệt.
Nếu thường xuyên bị đau rát và chảy máu nướu răng, bạn có thể dùng dầu dừa để chải răng. Axit lauric trong dầu dừa có tác dụng làm sạch tốt, đồng thời có thể ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn và vi nấm thường trú trong khoang miệng. Đánh răng bằng dầu dừa có hiệu quả làm sạch tốt và góp phần cải thiện một số vấn đề răng miệng thường gặp.
3. Dùng lá bạc hà trị hôi miệng, chảy máu chân răng tại nhà
Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể tận dụng lá bạc hà để trị chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà. Bạc hà chứa tinh dầu có mùi thơm giúp khử mùi trong khoang miệng và mang lại hơi thở thơm mát. Ngoài ra, hoạt chất menthol trong bạc hà còn có tác dụng làm mát, giảm sưng đau và khó chịu.
Một số cách dùng lá bạc hà trị chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà:
- Cách 1: Rửa sạch vài lá bạc hà, để ráo và nhai trực tiếp để làm sạch khoang miệng và giảm đau nhức nướu.
- Cách 2: Chuẩn bị một nắm lá bạc hà, rửa sạch và đun với một ít nước. Để nguội và thêm vào một ít muối biển, sau đó dùng để súc miệng mỗi khi bị chảy máu chân răng và hôi miệng.
4. Súc miệng bằng nước lá trầu không
Nếu không có lá bạc hà, bạn có thể sử dụng lá trầu không thay thế. Lá trầu không có vị cay, tính ấm, tác dụng tiêu viêm, sát trùng và kháng sinh mạnh. Tương tự như bạc hà, thảo dược này cũng chứa menthol có tác dụng làm mát và giảm đau. Trầu không còn chứa Eugenol có đặc tính tiêu viêm, chống nấm và kháng khuẩn tốt. Do đó, bạn có thể tận dụng lá trầu không để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng và hôi miệng.
Cách dùng lá trầu không trị chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà:
- Chuẩn bị một nắm lá trầu không, đem rửa sạch và để ráo nước
- Đem sắc với nước và thêm vào một ít muối biển để tăng hiệu quả sát trùng
- Đợi nước nguội, cho vào chai bảo quản dùng dần
- Mỗi khi bị chảy máu chân răng, dùng khoảng 30ml ngậm và súc miệng để cầm máu. Ngoài hiệu quả cải thiện tình trạng chảy máu, tinh dầu trong lá trầu không còn giúp khử mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Hiện nay trên thị trường có một số loại nước súc miệng chứa chiết xuất từ lá trầu không. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm này để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng, hôi miệng và một số vấn đề nha khoa thường gặp khác.
5. Chườm đá lạnh
Trong trường hợp chảy máu nhiều, bạn nên chườm đá lạnh để cầm máu. Đá lạnh có tác dụng co mạch máu, giảm sưng đỏ và cầm máu hiệu quả. Ngoài ra, cách này còn giúp kiểm soát đau nhức răng rõ rệt. Tuy nhiên, chườm đá lạnh không thích hợp với người bị mòn men răng vì có thể gây ê buốt và khó chịu.
Cách chườm đá lạnh giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà:
- Ngậm đá lạnh để giảm đau và cầm máu.
- Nếu răng bị ê buốt, bạn có thể dùng túi chườm bên ngoài. Nhiệt độ lạnh từ túi chườm có thể giảm hiện tượng chảy máu và sưng nướu răng. Sau khoảng 5 – 10 phút, tình trạng chảy máu sẽ được kiểm soát gần như hoàn toàn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chườm lạnh để cầm máu sau khi nhổ răng khôn và thực hiện một số thủ thuật nha khoa như cắm trụ Implant, cắt lợi, cạo vôi răng, nạo túi nha chu,…
6. Đánh răng đúng cách
Chảy máu chân răng thường xảy ra khi đánh răng. Nguyên nhân là do đánh răng mạnh khiến nướu răng bị kích thích dẫn đến tình trạng chảy máu và đau nhức. Để cải thiện tình trạng chảy máu, bạn cần đánh răng đúng cách.
Đánh răng đúng cách giúp giảm áp lực lên nướu răng, từ đó cải thiện tình trạng chảy máu và sưng đỏ nướu. Đồng thời giúp làm sạch mảng bám và thức ăn thừa hiệu quả. Khi răng miệng được làm sạch tốt, tình trạng hơi thở có mùi sẽ thuyên giảm rõ rệt
Trên thực tế, rất nhiều người đang chải răng không đúng cách. Mọi người thường có thói quen đánh răng theo chiều ngang và dùng lực mạnh. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây tổn thương nướu và men răng. Nếu không thay đổi, đánh răng sai cách có thể làm nghiêm trọng tình trạng chảy máu chân răng, đồng thời gây tụt lợi, mòn men và làm gia tăng nhiều vấn đề nha khoa.
Hướng dẫn đánh răng đúng cách giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà:
- Chọn bàn chải có kích thước phù hợp với kích thước răng, ưu tiên dùng bàn chải có lông mềm, mảnh để dễ dàng làm sạch kẽ răng và mặt nhai.
- Đánh răng theo chiều dọc để lông chải len lỏi vào bên trong giúp làm sạch thức ăn và mảng bám. Khi chải răng, nên điều chỉnh lực vừa phải, không nên đánh răng quá mạnh dẫn đến mòn men và chảy máu chân răng.
- Khi đánh răng, cần chú ý vệ sinh kỹ những vị trí khuất như mặt trong của răng, răng hàm hàm trên và hàm dưới.
- Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng và cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hôi miệng hiệu quả.
Ngoài đánh răng, bạn cũng có thể thực hiện thêm một số biện pháp vệ sinh răng miệng như sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa và dụng cụ cạo lưỡi. Khi vệ sinh răng miệng, nên sử dụng các sản phẩm chứa chiết xuất bạc hà, trà xanh,… để loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
7. Kiêng một số loại thức ăn, đồ uống
Khi bị chảy máu chân răng hôi miệng, bạn cần kiêng một số loại thức ăn và đồ uống để cải thiện sức khỏe răng miệng. Bởi một số loại thức ăn, đồ uống có thể kích thích lên nướu răng dẫn đến tình trạng sưng đỏ, đau nhức và chảy máu.
Ngoài ra, các thành phần như đường, axit, gia vị,… trong thức ăn có thể làm gia tăng mảng bám tích tụ dẫn đến tình trạng hôi miệng. Vì vậy, việc kiêng cữ một số thức ăn và đồ uống sẽ giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hôi miệng rõ rệt.
Khi gặp phải tình trạng hơi thở có mùi và chảy máu chân răng, bạn nên kiêng một số loại đồ ăn và thức uống sau:
- Các loại thực phẩm, món ăn có mùi nồng như tỏi, hành tây, hành lá, mắm,…
- Món ăn chứa nhiều đường, tinh bột như chè, các món ăn từ gạo nếp, bánh kẹo,…
- Đồ uống chứa nhiều axit, caffeine và cồn như nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê và trà đặc.
Kiêng cữ các loại thức ăn, đồ uống này sẽ giúp giảm rõ rệt tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý cũng giúp nướu răng phục hồi và tái tạo nhanh chóng. Chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ nhận thấy tình trạng chảy máu chân răng hôi miệng cải thiện rõ rệt sau khi thay đổi thói quen ăn uống.
8. Cai thuốc lá
Hút thuốc lá là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Nicotine và chất hóa học trong khói thuốc khiến khoang miệng luôn có mùi hôi khó chịu. Một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, nicotine từ thuốc lá có thể làm giảm tiết nước bọt.
Nước bọt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Ngoài tác dụng làm mềm thức ăn và hỗ trợ tiêu hóa, nước bọt cung cấp khoáng chất giúp tái khoáng men răng. Đồng thời trung hòa axit do vi khuẩn bài tiết và ức chế hiện tượng sinh khí sulfur của hại khuẩn.
Cai thuốc lá giúp cải thiện tình trạng chảy máu chân răng kèm theo hôi miệng. Ngoài ra, ngưng sử dụng thuốc lá cũng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và phòng ngừa hiệu quả các vấn đề nha khoa thường gặp như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng (viêm lợi),…
9. Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn
Nếu chưa có thời gian đến phòng khám, bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để cầm máu và giảm hôi miệng. Các loại nước súc miệng sát khuẩn có thể sử dụng mà không cần kê toa. Do đó, bạn có thể sử dụng để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng hôi miệng tạm thời trước khi sắp xếp thời gian đến phòng khám.
Khi chọn nước súc miệng, bạn nên chọn sản phẩm chứa Chlorhexidine, Fluor, Zinc,… để kháng khuẩn và sát trùng. Với hiệu quả sát trùng tốt, các sản phẩm này giúp giảm hôi miệng và cải thiện hiện tượng chảy máu chân răng nhanh chóng. Nếu không có vấn đề răng miệng, bạn cũng có thể dùng nước súc miệng 2 lần/ ngày để bảo vệ răng miệng khỏi sự xâm nhập của hại khuẩn.
10. Dùng thuốc không kê toa
Trong trường hợp chảy máu chân răng hôi miệng kèm theo đau nhức và sưng nướu răng, bạn có thể dùng một số loại thuốc không kê toa. Tùy theo triệu chứng, dược sĩ có thể tư vấn dùng thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống viêm dạng men (Alpha Choay),…
Đối với những trường hợp đau khu trú, có thể sử dụng thuốc dạng bôi để giảm sưng đau và khó chịu. Các loại thuốc không kê toa tương đối an toàn khi sử dụng ngắn ngày. Sau khoảng 3 – 5 ngày, bạn nên thăm khám nếu triệu chứng không thuyên giảm hoàn toàn.
Lưu ý khi trị chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà
Chảy máu chân răng kèm hôi miệng là hiện tượng khá phổ biến. Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu chân răng đi kèm với hơi thở có mùi là dấu hiệu cho thấy răng miệng đang gặp phải một số vấn đề. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp cải thiện sớm để phòng tránh biến chứng nghiêm trọng.
Khi áp dụng các cách trị chảy máu chân răng hôi miệng tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các biện pháp tại nhà chỉ có thể cải thiện chảy máu chân răng kèm hôi miệng tạm thời. Do đó, bạn cần sắp xếp thời gian đến phòng khám để được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu.
- Các cách trị tại nhà tương đối an toàn và lành tính. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể bị dị ứng, kích ứng với nguyên liệu tự nhiên. Nếu nhận thấy nướu răng sưng đỏ và ngứa, kích ứng, nên ngưng áp dụng để tránh tình trạng dị ứng nặng.
- Nếu mắc các bệnh nha khoa mãn tính như viêm nha chu, bạn cần cạo vôi răng thường xuyên để ngăn chặn tiến triển của bệnh. Cách này sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm nha chu gây hôi miệng, chảy máu chân răng, răng lung lay,…
- Sau khi đã điều trị, bạn vẫn nên giữ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và cai thuốc lá cùng với một số loại thức ăn, đồ uống gây hại cho răng. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và hạn chế tối đa tình trạng tái phát.
Trên đây là một số cách trị chảy máu chân răng hôi miệng đơn giản tại nhà. Những biện pháp này có thể cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, giảm hiện tượng chảy máu, sưng đỏ nướu,… Tuy nhiên, các cách trị tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ nên việc chủ động thăm khám và điều trị là cần thiết.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Tại sao thiếu Vitamin C gây chảy máu chân răng? Giải Đáp
Viêm Lợi, Chảy Máu Chân Răng Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?
Chảy Máu Chân Răng Thiếu Chất Gì? Cần bổ sung những gì?
Bị Chảy Máu Chân Răng Khi Mang Thai: Nguyên nhân, Cách chữa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!