Bọc răng sứ uống cà phê có bị đen không là mối bận tâm của những người đang có ý định phục hình răng bằng phương pháp này. Được biết, các loại răng sứ hiện này được sản xuất với khả năng chống bám tốt nên có thể hạn chế hiện tượng ố vàng. Tuy nhiên nếu sử dụng cà phê dài ngày, cần có biện pháp chăm sóc đúng cách để giữ răng sứ trắng sáng.
Bọc răng sứ uống cà phê có làm đen răng không?
Cà phê là loại thức uống chứa caffeine được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon và tác dụng tăng mức độ tập trung, tỉnh táo khi học tập và làm việc. Chất caffeine trong loại thức uống này đã được chứng minh thúc đẩy khả năng làm việc của não bộ và kích thích sự sáng tạo. Cũng chính lý do này, cà phê là thức uống gần như không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người trưởng thành.
Tuy nhiên, uống quá nhiều cà phê có thể gây ố màu men răng. Trong loại thức uống này chứa một loại polyphenol có tên tannin. Tannin bị phá vỡ trong nước và bám vào bề mặt răng. Theo thời gian, men răng bị ngả sang màu vàng nâu. Ngoài cà phê, chất tannin cũng có trong rượu và trà. Vì vậy, những loại thức uống này đều khiến men răng bị ngả màu.
Ít người biết rằng, cà phê là thức uống mang tính axit. Nếu sử dụng thức uống này lâu dài, men răng sẽ bị bào mòn, răng trở nên ê buốt và nhạy cảm hơn bình thường. Tuy nhiên, lượng axit trong cà phê thường không quá nhiều như rượu bia hay đồ uống có gas.
Bọc răng sứ là kỹ thuật phục hình răng sử dụng mão sứ chụp lên cùi răng thật để khôi phục hình dáng và màu sắc của răng. Qua đó giúp răng dễ dàng ăn nhai và hỗ trợ trong quá trình phát âm. Mão răng sứ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, sứ kim loại và sứ toàn sứ.
Với những người yêu thích cà phê, vấn đề “Bọc răng sứ uống cà phê có bị đen răng không?” là mối quan tâm hàng đầu. Bởi nhiều người có ý định phục hình răng sứ để thoải mái hơn khi thưởng thức loại thức uống này.
Được biết, các loại sứ nguyên chất được sử dụng để chế tác mão răng hiện nay có đặc tính chống bám cao. Nhờ vậy, răng sứ có thể giữ màu trắng sáng từ 5 – 10 năm tùy theo từng chất liệu. So với răng thật, răng sứ ít bị ngả màu hơn khi dùng cà phê và các loại thức uống có màu đậm như rượu vang, nước trái cây đóng hộp, nước ngọt có gas,…
Tuy nhiên, nếu duy trì thói quen dùng cà phê trong thời gian dài, răng sứ vẫn có thể bị đen và ngả sang màu vàng. Không giống với răng thật, răng sứ bị ngả màu gần như không có hiệu quả khi áp dụng các biện pháp tẩy trắng răng thông thường. Giải pháp duy nhất trong trường hợp này là làm lại răng sứ. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế cà phê và các loại thức uống, đồ uống sẫm màu để giữ cho men răng thật và răng sứ luôn trắng sáng, rạng rỡ.
Cách uống cà phê không gây đen, ngả màu men răng
Hạn chế cà phê là cách hiệu quả nhất để giữ răng sứ luôn trắng sáng. Tuy nhiên, thiếu đi thức uống này có thể làm giảm hiệu quả làm việc, khả năng tập trung và sáng tạo. Vì vậy nếu yêu thích cà phê, bạn vẫn có thể sử dụng 1 tách mỗi ngày nhưng cần thực hiện song song với các biện pháp bảo vệ răng miệng sau:
1. Sử dụng uống hút thay vì uống trực tiếp
Uống cà phê trực tiếp sẽ khiến chất tannin bám vào bề mặt và kẽ răng. Theo thời gian, lượng tannin tích tụ nhiều khiến men răng bị ngả màu, răng vàng và đen gây mất thẩm mỹ. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên sử dụng ống hút khi dùng thức uống này. Chú ý đặt ống hút sát vào bên trong để hạn chế lượng cà phê tiếp xúc với men răng.
Cách này có thể hạn chế tình trạng ố màu men răng khi dùng cà phê. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng ống hút khi uống trà, ca cao, đồ uống có gas và một số thức uống có màu đậm.
2. Súc miệng với nước sạch ngay sau khi uống
Sau khi uống cà phê, một lượng tannin sẽ bám vào bề mặt của răng. Lúc này, tannin chưa bám quá chặt nên bạn cần súc miệng với nước sạch ngay sau khi uống cà phê để hạn chế tình trạng ố màu men răng.
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể giảm tình trạng ngả màu men răng khi dùng cà phê. Ngoài ra, làm sạch răng miệng tốt còn giúp phòng ngừa các vấn đề nha khoa và kéo dài thời gian sử dụng của răng sứ.
Các biện pháp vệ sinh răng miệng giúp hạn chế tình trạng ngả màu men răng sau khi uống cà phê:
- Chải răng 2 – 3 lần/ ngày bằng bàn chải có kích thước nhỏ, lông mềm và mảnh. Cần đánh răng nhẹ nhàng và chải kỹ ở mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng. Thao tác bàn chải theo hình tròn thay vì chiều ngang như bình thường. Cách này sẽ giúp làm sạch răng miệng tốt hơn và hạn chế tình trạng thức ăn bám vào các kẽ.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi đánh răng. Chỉ nha khoa có thể loại bỏ các mảng màu bám vào kẽ sau khi uống cà phê mà không làm hư men răng và thưa kẽ như khi sử dụng tăm tre.
- Sử dụng nước súc miệng chứa fluor để ngăn ngừa sâu răng và sát khuẩn khoang miệng. Nên dùng đều đặn 2 lần/ ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Ngoài các biện pháp vệ sinh răng miệng tại nhà, bạn cũng nên đến nha khoa lấy cao răng định kỳ 2 lần/ năm. Cạo vôi răng thường xuyên có thể hạn chế tình trạng răng ngả màu và phòng ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả.
Cà phê là loại thức uống không thể thiếu nhờ có hương vị thơm ngon và tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ thắc mắc “Bọc răng sứ uống cà phê có bị đen không?” và trang bị cho mình các biện pháp giữ màu răng trắng sáng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng biện pháp này khi dùng các loại thức uống và món ăn sẫm màu khác.
Tham khảo thêm:
Bài viết liên quan
Bọc răng sứ 1 chiếc có được không? Giá bao nhiêu?
Mài Răng là gì? Hình ảnh sau khi mài & các hậu quả có thể gặp
Bọc Sứ Cho Răng Sâu: Quy Trình Và Chi Phí
Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn phải làm sao?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!