Viêm phần phụ là một bệnh lý phụ khoa thường gặp, gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Nhiều người băn khoăn liệu “viêm phần phụ có nguy hiểm không” và mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe. Hiểu rõ về bệnh lý này sẽ giúp chị em nhận biết được các dấu hiệu và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, từ đó ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Tình trạng bệnh viêm phần phụ có nguy hiểm không?

Viêm phần phụ là tình trạng viêm nhiễm tại ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các dây chằng xung quanh, thường do vi khuẩn xâm nhập. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các bệnh lây qua đường tình dục, các thủ thuật nạo phá thai không an toàn hoặc từ các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến không được điều trị đúng cách.

Nhiều phụ nữ lo lắng về mức độ nguy hiểm của viêm phần phụ khi xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu rát, khí hư bất thường và suy nhược cơ thể. Các chuyên gia cho biết, viêm phần phụ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và thậm chí là tính mạng.

Viêm phần phụ có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ
Viêm phần phụ có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ

Các biến chứng nguy hiểm

Tình trạng này nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, cụ thể như sau:

  • Áp xe phần phụ: Nhiễm trùng ở ống dẫn trứng và buồng trứng có thể lan rộng sang các cơ quan khác như bàng quang hoặc ruột. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến áp xe với các dấu hiệu nghiêm trọng như đau bụng và nguy cơ nhiễm trùng huyết.
  • Áp xe buồng trứng: Viêm phần phụ cũng có thể gây hình thành túi mủ ở buồng trứng. Nếu túi mủ này bị vỡ, vi khuẩn có thể lan sang các cơ quan lân cận và dẫn đến nhiễm trùng huyết – một tình trạng cực kỳ nguy hiểm.
  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Viêm phần phụ có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên và khi kéo dài hoặc tái phát, nó gây tổn thương, dẫn đến sẹo và tắc nghẽn ống dẫn trứng, cản trở quá trình thụ tinh.
  • Nguy cơ thai ngoài tử cung: Mặc dù có thể mang thai, nhưng viêm phần phụ kéo dài làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung do ống dẫn trứng bị tắc nghẽn. Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể gây đau đớn nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời.
  • Viêm tấy lan tỏa đáy chậu: Tình trạng này xảy ra khi hình thành áp xe dưới phúc mạc, làm nhiễm trùng lan rộng đến các dây chằng hoặc xuống tầng sinh môn. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật để dẫn lưu mủ.
  • Viêm phúc mạc toàn thể: Viêm phần phụ có thể dẫn đến biến chứng nặng nề là viêm phúc mạc toàn thể, khi viêm nhiễm lan ra toàn bộ phúc mạc thay vì chỉ ở hố chậu. Bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao và dấu hiệu nhiễm độc, cần được điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm.
  • Nguy cơ viêm phúc mạc: Viêm phúc mạc là biến chứng nghiêm trọng của viêm phần phụ, xảy ra khi lớp màng bảo vệ các cơ quan trong bụng bị viêm. Tình trạng này gây ra triệu chứng sốt cao, nhiễm độc và nếu không được điều trị, có thể dẫn đến vỡ hoặc thủng phúc mạc, gây nhiễm trùng lan rộng, sốc và có nguy cơ tử vong cao.
Viêm phần phụ có thể gây biến chứng áp xe phần phụ
Viêm phần phụ có thể gây biến chứng áp xe phần phụ

Điều trị viêm phần phụ 

Điều trị viêm phần phụ bằng Tây y có thể bao gồm việc sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ viêm nhiễm của bệnh nhân.

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh thường được kê các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và giảm đau để kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng và giúp các tổn thương phục hồi. 

Việc sử dụng thuốc Tây y đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh việc tự ý dừng hoặc thay đổi liều dùng để hạn chế tình trạng kháng thuốc hoặc nhờn thuốc, giúp đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị.

Điều trị ngoại khoa 

Trong trường hợp bệnh không cải thiện bằng thuốc hoặc viêm nhiễm diễn tiến nặng, bác sĩ có thể xem xét áp dụng các phương pháp ngoại khoa như đốt hoặc sử dụng sóng tần cao để loại bỏ vùng viêm nhiễm. Những biện pháp này được thực hiện nhằm giảm đau đớn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. 

Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ và cân nhắc giữa các phương pháp để lựa chọn hướng điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Bác sĩ điều trị ngoại khoa 
Bác sĩ điều trị ngoại khoa

Cách phòng ngừa viêm phần phụ

Để phòng ngừa viêm phần phụ hiệu quả, chị em phụ nữ có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, khi quan hệ tình dục hoặc sau khi sinh. Sử dụng các sản phẩm vệ sinh nhẹ nhàng, không gây kích ứng và tránh thụt rửa quá sâu.
  • Dùng bao cao su và tránh quan hệ với nhiều người để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, nguyên nhân phổ biến gây viêm phần phụ.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước, tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và giữ chế độ sinh hoạt điều độ.
  • Việc kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có biện pháp điều trị kịp thời, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Căng thẳng kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thực hiện các biện pháp giảm stress như yoga, thiền hoặc tập thể dục để duy trì tinh thần thoải mái.
  • Việc sử dụng kháng sinh không theo chỉ định có thể làm mất cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.

Thắc mắc viêm phần phụ có nguy hiểm không đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, việc trang bị kiến thức về viêm phần phụ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Nguồn: Soytethainguyen

Bài viết liên quan