Á sừng là một căn bệnh gây ra nhiều phiền toái do tình trạng ngứa, khô và bong tróc da kéo dài. Có nhiều phương pháp điều trị á sừng, trong đó sử dụng thuốc tân dược là một trong những cách điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bài viết thông tin về việc bị á sừng nên bôi thuốc gì và danh sách những loại kem bôi phổ biến nhất để người bệnh tham khảo chọn lựa sản phẩm phù hợp.
Người bị bệnh á sừng có những triệu chứng đặc trưng là làn da khô, nứt nẻ và bong tróc thành mảng. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, vùng da xuất hiện các mụn nước kèm theo tình trạng chảy máu. Triệu chứng bệnh á sừng thường bùng phát mạnh trong mùa đông, khi thời tiết hanh khô.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng chủ yếu là do da khô, độ ẩm, người bệnh có hệ miễn dịch kém hay do tác động. Ngoài ra bệnh có tính di truyền, ở những trường hợp này thường tiến triển thành bệnh mạn tính. Bệnh á sừng càng nặng thì việc điều trị dứt điểm càng gặp nhiều khó khăn. Phương pháp dùng thuốc chữa á sừng có mục đích chính là kháng viêm, giảm ngứa bằng các loại kháng sinh. Kết hợp với dưỡng ẩm để làm mề da từ bên ngoài, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng theo thời gian.
Bị bệnh á sừng bôi thuốc gì?
Nhóm thuốc điều trị á sừng được chia thành nhiều loại như kháng viêm, kháng sinh, giảm ngứa, dưỡng ẩm. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà người bệnh có thể được chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Thông thường các bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn điêu trị á sừng bằng các loại thuốc sau:
Thuốc Diprosalic trị á sừng
Thuốc trị bệnh á sừng Diprosalic là sản phẩm ngoại nhập có thể hỗ trợ khắc phục tốt các triệu chứng về da, trong đó có bệnh á sừng. Công dụng chính của thuốc là kháng khuẩn, chống nhiễm trùng và giảm lớp dày sừng trên da. Người bệnh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Diprpsalic điều trị á sừng vì thuốc đã được kiểm định về mặt chất lượng cũng như mức độ an toàn của Bộ Y tế.
Không chỉ điều trị bệnh á sừng mà Thuốc Diprosalic còn được đùng chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa… Thuốc được bào chế dưới dạng kem mỡ bôi ngoài da. Trong đó hai thành phần dược chất chính của thuốc là Betamethasone dipropionate và acid salicylic. Chúng đều có hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng sưng tấy, ngứa ngáy, viêm nhiễm gây đau.
Đồng thời thuốc cũng được sử dụng như một biện pháp ngăn ngừa bội nhiễm và giúp sát khuẩn, phòng ngừa một số biến chứng do á sừng gây ra.
Kem bôi trị á sừng Kedermfa Cream
Kem bôi á sừng Kedermfa Cream được sử dụng rất phổ biến trong khắc phục và kiểm soát tình trạng sừng hóa da. Các thành phần chính Ketoconazole, Neomycin và mỡ trăn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, tiêu diệt nấm trên bề mặt da. Kem bôi Kedermfa Cream thường được sử dụng để điều trị các bệnh về nấm da, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, lang ben, hắc lèo, eczema (chàm), á sừng ở ngón tay, ngón chân, mặt…
Sau khi bôi kem, người bệnh sẽ nhận thấy vùng da tổn thương mềm mại và giảm cơn ngứa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đối với người mẹ đang cho con bú, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn dừng cho trẻ bú trong thời gian sử dụng thuốc điều trị. Bởi vì một số tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên tuyệt đối bạn không tự ý điều chỉnh liều lượng và tần suất sử dụng.
Thuốc bôi trị á sừng Gentrisone
Thuốc bôi chữa á sừng Gentrisone được dùng điều trị các bệnh da liễu liên quan như vảy nến, bệnh chàm, nấm da, lang ben, viêm da nhiễm trùng thức phát,…Trong đó những công dụng của thuốc có thể khắc phục nhanh chóng triệu chứng á sừng, giúp người bệnh ngắt giảm cơn ngứa và kiểm soát khô da.
Gentrizone có những hoạt chất quan trọng như gentamincin, bentamethason dipropionat và clotraimazol. Kèm theo đó là những thành phần tá dược hỗ trợ điều trị viêm da như cetanol, steryl alcohol, prolylen glycol,… Những hiệu quả khác của thuốc Gentrisone được ghi nhận là hỗ trợ làm mềm da, cải thiện tình trạng da khô, đóng vảy,…
Thuốc bôi Gentrizone có hiệu quả tốt đối với những bệnh nhân bị á sừng giai đoạn nhẹ. Đối với những người bệnh ở mức trung bình đến nặng, cần kết hợp các loại thuốc khác dưới hướng dẫn điều trị của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng như thuốc corticoid, thuốc dưỡng ẩm, thuốc giảm ngứa…
Thuốc Corticosteroid trị á sừng thể nặng
Thuốc bôi ngoài da Corticosteroid chỉ được chỉ định cho những trường hợp á sừng ở mức độ nghiêm trọng. Nếu như các loại thuốc điều trị khác không khắc phục được triệu chứng, corticosteroid sẽ được kết hợp sử dụng, hoặc dùng độc lập để kiểm soát cơn ngứa và chống viêm.
Corticosteroid được giới chuyên môn đánh giá khá cao trong việc cải thiện triệu chứng viêm ngứa mạn tính. Chỉ sau một thời gian sử dụng, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng của á sừng thuyên giảm và biến mất. Ngoài việc sử dụng để trị á sừng, nhóm thuốc này còn được dùng trong chữa các bệnh lý da liễu khác như vảy nến, viêm da cơ địa, tổ đỉa,…
Tuy nhiên, chính vì những tác dụng nhanh mà thuốc Corticosteroid cũng mang đến nhiều tác dụng phụ. Người bệnh có thể bị mỏng da, thay đổi sắc tố da, buồn nôn, giảm trí nhớ khi sau khi dùng thuốc. Chính vì thế, cần hết sức cận thận khi sử dụng loại thuốc này điều trị.
Kem trị á sừng Hidem Cream
Kem Hidem Cream là dược phẩm được sử dụng để điều trị bệnh á sừng, mề đay mẩn ngứa nặng, chàm (eczema), viêm da tiếp xúc. Trong đó thành phần chính của kem là các hoạt chất chống viêm và giảm ngứa, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt làn da hiệu quả.
Bạn có thể dùng Hidem Cream bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày 2 lần sau khi tắm. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc trên diện rộng vì có thể gây kích ứng toàn thân. Nếu cơ thể hấp thụ các hoạt chất từ thuốc quá lớn sẽ ảnh hưởng đến gan và thận. Trong trường hợp phạm vi á sừng lan rộng, người bệnh nên cân nhắc ý kiến bác sĩ về các loại thuốc điều trị phù hợp.
Acid salicylic trị bệnh á sừng
Bệnh á sừng bôi thuốc gì, một sản phẩm mang lại hiệu quả cao là dược chất Acid salicylic với tác dụng điều trị bệnh á sừng hiệu quả. Thông thường thuốc được sử dụng bôi ngoài da để điều trị mụn, đồng thời loại bỏ lớp vảy sừng chết ngoài da tại khu vực da tay và da chân. Công dụng của Acid salicylic sẽ nhanh chóng loại bỏ lớp da bong tróc, làm mềm vùng da bị chai sạn và sẹo.
Trong thuốc cũng có các chất tiêu sừng hoạt động bổ sung độ ẩm cho bề mặt da, phân rã các chất tế bào da dính lại với nhau. Người bệnh á sừng có thể chọn lựa điều chế của acid salicylic dưới dạng thuốc mỡ, dạng gel hoặc dạng dầu gội đầu nếu bị á sừng da đầu hoặc xà phòng tắm.
Trong đó, sản phẩm thuốc bôi Acid salicylic do công ty Dược phẩm Vĩnh Phúc (Vinphaco) nghiên cứu và sản xuất. Kem bôi có khả năng kiểm soát một số triệu chứng viêm da, nhiễm trùng da tương đối hiệu quả. Người bệnh dễ dàng tìm mua sản phẩm tại một số cửa hàng thuốc thuốc tây y hoặc phòng khám chữa bệnh.
Kem dưỡng ẩm
Làn da á sừng dễ bị tổn thương hơn trước những ảnh hưởng từ môi trường. Khi bề mặt da dễ khô ráp sẽ gây ra triệu chứng viêm nhiễm nghiêm trọng, hình thành các vết nứt trên da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vì thế bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da kể trên, việc dùng kem dưỡng ẩm là điều cần thiết giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Những loại kem dưỡng ẩm có thành phần glycyrrhetinic acid, telmesteine và visit vinifera thường được sử dụng cho người mắc bệnh á sừng. Tuy nhiên, để đảm bảo không có kích ứng xảy ra thì người bệnh nên thử nghiêm kem lên vùng da cổ tay. Trước đó làn da cũng cần được vệ sinh sạch sẽ rồi mới dùng thuốc.
Sản phẩm kem dưỡng ẩm có 3 dạng phổ biến là: dạng thuốc mỡ, dạng dầu, dạng kem hoặc dạng dung dịch lotion. Trong đó những loại kem dưỡng ẩm thường được sử dụng gồm có: Các loại kem chứa Vitamin E, Kem dưỡng Cetaphil Moisturizing Cream, kem dưỡng Vaselin bôi ngoài da, kem dưỡng ẩm da Atopalm và Kem dưỡng Thể Eucerin Atopicontrol body care lotion.
Cần lưu ý, những loại thuốc chữa á sừng được sử dụng phổ biến trên đều được sử dụng dưới dạng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, đa số các nhóm thuốc đều có thành phần kháng sinh mạnh nên một số người có thể gặp phải các kích ứng của thuốc. Để tránh các trường hợp phản ứng xấu, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng chúng.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị bệnh á sừng
Nhóm thuốc bôi trị bệnh á sừng mang đến những cải thiện nhanh chóng trên làn da người bệnh. Để thuốc bôi phát huy hoàn toàn công dụng, người bệnh nên nắm bắt rõ những thông tin liên quan về thành phần thuốc. Tuyệt đối không sử dụng thuốc như giải pháp điều trị lâu dài đối với người bị á sừng mãn tính.
- Không nên sử dụng thuốc bôi lên vùng da có vết thương hở, có biểu hiện bội nhiễm và tiết dịch.
- Trước khi bôi thuốc, cần đảm bảo vùng da được vệ sinh sạch và lau khô ráo.
- Không để thuốc bôi tiếp xúc với mắt, môi, miệng, lưỡi,…
- Chỉ sử dụng liều cao nhất là 3 lần cho mỗi ngày, nếu dùng nhiều hơn dễ gây dư thừa và lờn thuốc;
- Các loại kem kháng sinh bôi ngoài da chỉ nên dùng trong thời gian ngắn với nồng độ nhẹ;
- Người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc bôi lên vùng da nhạy cảm tại khu vực sinh dục;
- Chỉ sử dụng thuốc bôi tại vùng da bị bệnh, tuyệt đối không bôi lan sang khu vực khác.
- Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trên bao bì sản phẩm, không dùng thuốc có dấu hiệu hư hỏng hoặc sản phẩm đã quá hạn sử dụng;
- Nếu như người bệnh nhận thấy những dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc, cần phải dừng trị liệu và cảnh giác trước các triệu chứng của tác dụng phụ. Nên đợi đến khi các biểu hiện ổn định hoặc có sự cho phép của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn mới nên sử dụng tiếp.
Chăm sóc da đúng cách hỗ trợ điều trị á sừng
Những phương pháp chăm sóc và điều trị bệnh á sừng bằng thuốc cần có sự phối hợp đúng cách thì việc chữa bệnh mới đạt được những hiệu quả mong muốn. Làn da bị á sừng tương đối yếu do mất đi khả năng miễn dịch, vì thế chỉ những viêm nhiễm nhẹ cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Người bệnh cần quan tâm đến việc chăm sóc da theo nguyên tắc sau:
- Không bóc vẩy lớp sừng trên da, khi tắm không kỳ cọ để mài mòn lớp sừng.
- Không sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết vì chúng sẽ làm vùng da bị á sừng tổn thương nặng hơn.
- Người bị á sừng không tắm nước nóng, nhiệt độ cao sẽ gây đau rát và làm vùng da mất độ ẩm trầm trọng.
- Sau khi tắm nên dùng khăn mềm lau thật khô, dùng kem dưỡng ẩm ngay để da không bị bong vảy, mưng mủ.
- Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa, chế phẩm có mùi hương, sữa tắm hay dầu gội đầu có độ axit cao.
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm tắm gội có chiết xuất thảo dược dành riêng cho làn da nhạy cảm.
- Tăng cường các loại thưc phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất để làn da hồi phục đề kháng.
- Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày giúp cấp ẩm cho da từ bên trong, đồng thời loại bỏ độc tố trong cơ thể.
- Hạn chế mặc quần áo bó sát để tránh các tổn thương, ma sát trên làn da khô.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và để cơ thể thông thoáng khi trời nóng cũng là một biện pháp giảm nhẹ chứng á sừng.
Hi vọng những thông tin trong bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề “Bị á sừng nên bôi thuốc gì và những loại kem bôi phổ biến nhất”. Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi theo hướng dẫn điều trị, người bệnh cần chủ động thăm khám và theo dõi, cũng như thực hiện một số xét nghiệm để tìm rõ nguyên nhân bùng phát á sừng.
Bệnh á sừng có tỷ lệ tái phát cao, ở mỗi đợt tái phát sẽ nghiêm trọng hơn nên các biện pháp phòng trị cần được thực hiện song song. Để phòng bệnh, bên cạnh việc tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thì người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt để cải thiện và phục hồi bệnh lý được nhanh chóng.
Bệnh á sừng, dù gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp và kiên trì, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tái phát, và tận hưởng cuộc sống thoải mái hơn.
- Điều trị sớm là chìa khóa: Can thiệp sớm giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
- Tùy chỉnh phác đồ điều trị: Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ phù hợp, bao gồm thuốc bôi, thuốc uống, và thay đổi lối sống.
- Kiên trì và tuân thủ: Điều trị á sừng đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ phác đồ của bác sĩ.
- Chăm sóc da đúng cách: Dưỡng ẩm thường xuyên và tránh các tác nhân kích ứng giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
Câu trả lời là CÓ.
- Yếu tố di truyền: đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nguy cơ mắc bệnh á sừng. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh, khả năng bạn cũng bị á sừng sẽ cao hơn.
- Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất: Các yếu tố môi trường và lối sống cũng góp phần gây bệnh.
Hiểu rõ về tính di truyền của bệnh á sừng giúp bạn:
- Chủ động phòng ngừa: Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh, bạn cần chăm sóc da cẩn thận hơn và tránh các tác nhân kích ứng.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế sớm: Khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.