Dùng thuốc kháng sinh trị ho là giải pháp điều trị được nhiều người lựa chọn nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh (vi khuẩn) và cải thiện triệu chứng. Nhưng thuốc kháng sinh là một trong những loại thuốc rất dễ gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Để tránh gặp phải những rủi ro cũng như gia tăng công dụng, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Có nên dùng thuốc kháng sinh trị ho không? Khi nào nên dùng?
Ho là triệu chứng rất phổ biến hiện nay. Mọi đối tượng từ trẻ đến già đều có khả năng mắc phải ít nhất vài lần. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng triệu chứng ho gây ra không ít sự khó chịu, mặc dù chưa kể đến các triệu chứng kèm theo như đau rát cổ họng, đau đầu, chóng mặt, chảy dịch mũi, cơ thể mệt mỏi,… Việc điều trị từ sớm sẽ giúp người bệnh sớm trở lại với cuộc sống và công việc thường ngày.
Sử dụng thuốc kháng sinh trị ho là giải pháp điều trị được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào thuốc kháng sinh cũng đem lại hiệu quả điều trị tốt. Điều trị bằng loại thuốc này chỉ phù hợp cho các trường hợp sau:
Người bệnh đã xác định được nguyên nhân gây bệnh
Triệu chứng ho được khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số đó là do vi khuẩn. Các nghiên cứu trên thế giới cho biết, chỉ có khoảng 15% bệnh nhân bị ho do nhiễm khuẩn, số còn lại là do virus xâm nhập, do thời tiết giao mùa hoặc cơ thể mắc phải các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Trong các trường hợp mắc bệnh ho, thì trường hợp bệnh do nhiễm vi khuẩn mới cần dùng đến thuốc kháng sinh. Về bản chất, thuốc kháng sinh hoạt động với mục đích ức chế và tiêu diệt chủng khuẩn gây hại trong cơ thể. Vì thế, việc điều trị ho do nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh hoàn toàn phù hợp. Trường hợp ho do virus hay các tác nhân khác thì người bệnh chỉ cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết, kết hợp với chế độ lành mạnh là bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày. Song, việc sử dụng thuốc kháng sinh ở trường hợp này không mang lại hiệu quả, thậm chí còn gây ra tác dụng phụ.
Sử dụng thuốc kháng sinh trị ho khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc. Không những vậy, uống thuốc sai cách còn khiến bệnh dễ tái phát. Vì thế, người bệnh chỉ dùng thuốc kháng sinh trị ho khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là việc cho trẻ nhỏ dùng thuốc.
Trong trường hợp bị ho nhưng không xuất phát từ nguyên nhân do vi khuẩn thì việc sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả, thậm chí bệnh tình còn có xu hướng chuyển biến nặng nề hơn. Không những vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề khác như:
- Tăng hiện tượng kháng thuốc: Khi một số vi khuẩn sẽ quen dần với thuốc kháng sinh thì việc tiêu diệt các vi khuẩn trong những lần dùng sau sẽ khó khăn hơn. Điều này sẽ khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn;
- Rối loạn tiêu hóa: Khi dùng thuốc kháng sinh sẽ ít nhiều gây mất sự cân bằng giữa hại khuẩn và lợi khuẩn. Nếu dùng thuốc không đúng có thể gây rối loạn tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa. Thậm chí, gia tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến dạ dày và đại tràng;
- Suy giảm sức đề kháng: Dùng không đúng thuốc hay lạm dụng, thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại còn còn loại bỏ các vi khuẩn có lợi tại niêm mạc hô hấp. Điều này khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp trên;
- Tốn kém tiền bạc và thời gian: Dùng không đúng thuốc sẽ khiến người bệnh tốn kém thêm một khoản tiền để mua thêm các loại thuốc để điều trị. Không những vậy, thời gian điều trị còn bị kéo dài. Lúc này, bệnh ho có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc không đúng còn kéo theo một số triệu chứng khác như đau đầu, có cảm giác buồn nôn kéo dài, sốt cao, nôn trớ, nước tiểu đục,… Nghiêm trọng hơn là có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp,… nếu việc sử dụng thuốc kháng sinh cứ tiếp diễn.
Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh trị ho
Dùng thuốc kháng sinh để trị ho thường đi kèm với những tác dụng phụ kèm theo. Do đó, khi sử dụng loại thuốc này để điều trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc nhất định. Đặc biệt, cần có sự giám sát của người lớn khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc kháng sinh để trị ho. Dưới đây là một số nguyên tắc điển hình:
1. Xác định đúng nguyên nhân gây ho
Việc xác định đúng nguyên nhân gây ho sẽ giúp người bệnh trả lời được câu hỏi có nên dùng thuốc kháng sinh để cải thiện triệu chứng bệnh hay không. Dùng đúng thuốc sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh và giảm tỷ lệ kháng thuốc.Như vừa được đề cập, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh để trị ho nếu nguyên nhân gây bệnh là do các vi khuẩn hay nấm xâm nhập vào đường hô hấp. Trường hợp bệnh do virus hay các tác nhân khác thì việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả tốt.
2. Dùng đúng thuốc
Không phải loại thuốc kháng sinh nào cũng có tác dụng điều trị ho. Mỗi trường hợp bị ho cụ thể sẽ có những loại thuốc điều trị phù hợp. Điều này đồng nghĩa việc, thuốc điều trị ho có đờm sẽ khác thuốc điều trị ho khan, thuốc cho người lớn khác thuốc cho trẻ nhỏ. Do đó, người bệnh nên dùng đúng loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
3. Dùng thuốc đúng liều lượng
Tác dụng phụ thường khởi phát khi người bệnh dùng thuốc không đúng cách hay lạm dụng. Đặc biệt, thuốc kháng sinh rất dễ gây ra tác dụng phụ nếu dùng thuốc không đúng liều lượng, nhất là trẻ em. Cơ thể trẻ nhỏ, khả năng hấp thụ, cơ quan chuyển hóa và bài trừ thuốc chưa hoàn thiện so với người lớn. Nếu dùng thuốc không đủ liều sẽ dẫn đến tình trạng thất bại trong việc điều trị và làm gia tăng tỷ lệ kháng thuốc. Ngược lại, nếu sử dụng ở liều cao có thể dẫn đến ngộ độc, từ đó khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt hơn hết, người bệnh nên dùng thuốc theo sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý điều chỉnh liều hay tăng liều khi chưa có sự cho phép.
4. Dùng thuốc đúng lộ trình
Thông thường, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định sử dụng không quá 7 ngày. Trong trường hợp quá trình điều trị kéo dài, người bệnh cần phối hợp sử dụng với các loại thuốc điều trị triệu chứng khác, kết hợp với các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà.
5. Đường dùng
Thuốc kháng sinh được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như thuốc uống, thuốc siro và thuốc tiêm. Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, nên dùng các loại thuốc uống (dạng viên hoặc siro) thay vì dùng dạng tiêm. Bởi da của trẻ nhỏ mỏng hơn người lớn, nếu dùng thuốc tiêm thì cần chú ý đến liều lượng bởi vì tính chất mỏng nên rất dễ hấp thụ dưỡng chất. Song, cho trẻ dùng thuốc kháng sinh đường uống, cần chú ý đến liều lượng bởi hệ enzym ruột của trẻ nhỏ chưa thực sự hoàn thiện, khả năng hấp thụ kém.
6. Phối hợp men tiêu hóa
Sử dụng thuốc kháng sinh trị ho hay trị viêm nhiễm đường hô hấp nhằm mục đích loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Nhưng đối với các loại thuốc kháng sinh phổ rộng có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột cũng bị tiêu diệt cùng với tác nhân gây bệnh. Điều này gây ra tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa.Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng thêm men tiêu hóa để bổ sung lợi khuẩn. Từ đó giúp cân bằng đường ruột, ổn định hệ tiêu hóa.
Các loại thuốc kháng sinh trị ho phổ biến hiện nay cho người lớn và trẻ em
Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các loại thuốc kháng sinh trị ho khác nhau. Theo các chuyên khoa, thuốc kháng sinh được phân thành nhiều loại tương ứng với các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và đối tượng. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh điển hình dành riêng cho người lớn và trẻ em:
Thuốc kháng sinh trị ho cho người lớn
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định người lớn bị ho dùng thuốc kháng sinh phù hợp. Một số loại thuốc phổ biến như:
1. Thuốc kháng sinh dạng uống
Là một trong những loại thuốc đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt tác nhân gây bệnh hiệu quả. Với dạng thuốc này, người bệnh hoàn toàn tự dùng tại nhà theo sự chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc kháng sinh chữa ho dạng uống phổ biến như:
- Thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin (như Cephalothin, Cephalexin,…);
- Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin hoặc nhóm Amoxicillin: Loại thuốc này thường sử dụng cho các trường hợp bị ho nặng;
- Thuốc kháng sinh nhóm Macrolid (như Roxithromycin, Erythromycin,…): Dùng cho các trường hợp bị viêm nhiễm nặng.
2. Thuốc kháng sinh trị ho dạng tiêm
Loại thuốc kháng sinh dạng tiêm được chỉ định sử dụng cho các trường hợp nặng hoặc không đáp ứng với việc sử dụng thuốc dạng uống. Đối với dạng này, bác sĩ sẽ truyền thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch. Việc thuốc trực tiếp đi vào máu có thể gây ra tình trạng dị ứng hoặc sốc phản vệ. Để tránh gặp phải những trường hợp xấu nhất, người bệnh nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thực hiện.Các loại thuốc kháng sinh chữa ho phổ biến như:
- Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin (như Amoxicillin, Ampicillin,…);
- Thuốc kháng sinh nhóm Macrolid (như Azithromycin, Erythromycin,…): Nhóm thuốc này được sử dụng để thay thế cho nhóm thuốc Penicillin nếu bệnh nên có biểu hiện dị ứng hoặc cơ thể kháng lại Penicillin.
3. Thuốc kháng sinh điều trị ho gà
Ho gà là bệnh lý do vi khuẩn Bordetella pertussis. Lúc này, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh là điều không thể tránh khỏi. Để điều trị dứt điểm cần sử dụng thuốc kháng sinh trị ho gà có phổ diệt khuẩn đặc hiệu để tránh hiện tượng bội nhiễm. Một số loại thuốc thông dụng như:
- Thuốc kháng sinh nhóm Cephalexin, Amoxicillin: Sử dụng để phòng ngừa trường hợp bội nhiễm phổi;
- Thuốc kháng sinh nhóm Erythromycin: Là loại phổ kháng khuẩn đặc trị ho gà. Nếu người bệnh có kèm theo triệu chứng khác, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc khác để giảm triệu chứng.
4. Thuốc kháng sinh đặc trị viêm họng
Đối với các trường hợp bị viêm họng dẫn đến ngứa rát cổ họng và gây ho do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Một số loại thuốc kháng sinh đặc trị viêm họng như:
- Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin (như Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin,…);
- Thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin (như Cephalexin cefazolin,…): Sử dụng cho các trường hợp ho do nguyên nhân là vi khuẩn nhạy cảm gây ra;
- Thuốc kháng sinh nhóm Macrolid (Amoxicillin kết hợp Acid Clavulanic, Amoxicillin kết hợp Cephalexin,…): Sử dụng để tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng.
5. Thuốc trị ho do dị ứng
Các trường hợp ho do dị ứng thời tiết, thực phẩm, phấn hoa hay ho do dị vật làm kích ứng đường hô hấp sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc Diphenhydramine: Loại thuốc kháng sinh có tác dụng an thần, điều trị các trường hợp ho do dị ứng thời tiết lạnh;
- Thuốc Alimemazin: Phù hợp cho các đối tượng ho có kèm triệu chứng sổ mũi, hắt hơi. Thận trọng khi sử dụng loại thuốc này cho người cao tuổi hoặc người bị cao huyết áp;
- Thuốc Chlorpheniramine: Phù hợp cho các trường hợp ho do thời tiết hoặc do viêm mũi họng dị ứng.
6. Thuốc kháng sinh trị ho có xuất hiện đờm
Nhóm thuốc có tác dụng thay đổi tính chất và độ bám dính của dịch đờm bên trong đường hô hấp. Điều này giúp người bệnh dễ dàng tống dịch nhầy ra bên ngoài, từ đó giúp thông thoáng đường thở, ho nhiều và nuốt nước bọt thấy đau. Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến như:
- Thuốc Terpin Hydrat, Guaifenesin: Có tác dụng làm loãng đờm;
- Thuốc Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol: Là loại thuốc hóa giáng đờm, có tác động trực tiếp giúp giảm đờm, giảm độ đặc dịch của đờm.
Lưu ý: Khi sử dụng loại thuốc này, bệnh nhân nên uống nhiều nước để thúc đẩy nhanh quá trình hấp thụ thuốc cũng như giảm độ bám dính của dịch nhầy.
7. Thuốc kháng sinh giảm ho
Đối với các trường hợp ho thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa vào triệu chứng và mức độ bệnh lý. Chủ yếu là các loại thuốc có tác dụng ức chế nhẹ trung tâm hô hấp và giảm nhanh các cơn ho. Điển hình là các loại thuốc sau:
- Thuốc Alimemazin: Giúp an thần, điều trị chứng ho khan và ho dai dẳng lâu ngày không khỏi;
- Thuốc Dextromethorphan: Loại thuốc này có tác dụng ức chế trực tiếp lên hệ thống trung tâm gây ho nằm ở hành não, phù hợp với các trường hợp ho mãn tính;
- Thuốc Terpin Codein, Calyptin Codein: Các loại thuốc này đều chứa thành phần hoạt chất Codein. Nhờ đó mà chúng có tác dụng ức chế trực tiếp vào bộ não, giúp giảm nhanh các triệu chứng ho khan, ho cấp tính.
Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em
Trẻ nhỏ khá nhạy cảm với thuốc Tây y, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Vì thế, chỉ dùng thuốc cho con trẻ khi có chỉ định từ bác sĩ và dưới sự theo dõi của người lớn. Trong việc điều trị ho, một số loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định như:
1. Thuốc kháng sinh trị ho khan
Các trường hợp ho khan, đau rát cổ họng, bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn cho trẻ dùng các loại thuốc kháng sinh sau:
- Thuốc Dextromethorphan: Thuốc được điều chế ở dạng viên ngậm hoặc siro, thường chỉ định cho các trường hợp trẻ nhỏ ho khan, ho có đờm;
- Thuốc Chericof: Là loại thuốc được kết hợp từ Dextromethorphan, Chlorpheniramine và Phenylpropanolamine. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp trẻ ho khan kèm triệu chứng chảy nhiều nước mũi, nước mắt (chỉ phù hợp cho trẻ trên 30 tháng tuổi).
2. Thuốc trị ho có đờm
Nhóm thuốc này thường được chỉ định dùng trong 3 – 5 ngày hoặc dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc trị ho có đờm cho trẻ em phổ biến như:
- Thuốc Mucusan: Thành phần hoạt chất của thuốc là Carbocystein. Loại thuốc này có tác dụng trị ho có đờm, viêm mũi, chảy dịch tai,… Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống nên trẻ nhỏ có thể dễ dàng sử dụng. Chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi;
- Thuốc Mucomyst: Thành phần hoạt chất chính có trong thuốc là Acetylcystein. Loại thuốc này phù hợp với các trường hợp tăng tiết nhầy, ho đặc nhiều đờm. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột nên trẻ dễ dàng sử dụng.
3. Thuốc kháng sinh trị ho gà
Một số loại thuốc kháng sinh trị ho gà được bác sĩ kê đơn như:
- Thuốc Solmux Broncho: Là sự kết hợp giữa Salbutamol và Carbocystein. Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng ho gà, ho có đờm và đi kèm biểu hiện khó thở. Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống với vị ngọt dịu giúp trẻ dễ dàng sử dụng;
- Thuốc Atussin: Là sự kết hợp giữa Dextromethorphan, Chlorpheniramine và Glyceryl guaiacolat. Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp ho gà, cảm cúm, cảm lạnh và viêm phế quản;
- Thuốc Antituss: Là sự kết hợp của Dextromethorphan, Chlorpheniramine và Guaifenesin. Thuốc được bào chế ở dạng hỗn dịch uống với tác dụng đặc trị ho gà, ho do dị ứng và cảm lạnh.
Một số loại thuốc kháng sinh gây độc – Cha mẹ cần tránh sử dụng cho con trẻ
Song song với các loại thuốc kháng sinh trị ho đã được điểm qua, quý phụ huynh cần hết sức lưu ý khi lựa chọn thuốc điều trị cho con em mình. Trên thực tế, vẫn còn nhiều loại thuốc kháng sinh có thể sinh độc và gây tai biến ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý. Đặc biệt, cần tránh cho cho trẻ dùng các loại thuốc kháng sinh sau:
- Thuốc Cloramphenicol: Loại thuốc này có thể gây ra hội chứng xanh xám cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Bên cạnh đó, thuốc còn gây ngộ độc cho tủy xương. Nếu trẻ sử dụng trong thời gian dài có thể gây suy tủy, thiếu máu, chậm phát triển xương và tác động xấu đến sức khỏe toàn diện;
- Thuốc Tetracyclin: Loại thuốc này chống chỉ định sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 8 tuổi. Thuốc Tetracyclin có thể làm chậm phát triển xương, khiến răng có màu nâu vĩnh viễn. Đối với trẻ sơ sinh, thuốc có khả năng tăng nguy cơ làm căng thóp;
- Thuốc kháng sinh nhóm Aminosid (như Gentamycin, Streptomycin,…): Nếu dùng thuốc kháng sinh này cho trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ suy giảm thính giác và dễ gây điếc vĩnh viễn;
- Thuốc kháng sinh nhóm Sulfonamide (như Bactrim,…): Thuốc có thể gây vàng da, ngộ độc thận nếu dùng cho trẻ nhỏ;
- Thuốc kháng sinh Negram, Nitrofurantoin và Rifampicin: Các loại thuốc này có thể gây vàng da, nhiễm độc gan ở trẻ nhỏ.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trị ho
Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi không chỉ không giúp bệnh mau khỏi mà còn gây ra những phản ứng ngược khiến bệnh tình trở nặng hơn. Do đó, trước khi sử dụng thuốc kháng sinh trị ho, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Luôn tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chỉ được dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn;
- Không tự ý điều chỉnh liều lượng hay thay đổi thuốc khi chưa có sự cho phép;
- Không sử dụng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân bị hen suyễn, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và người bị suy hô hấp cấp. Các đối tượng này nếu có ý định sử dụng thuốc, cần trao đổi với bác chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc;
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào không rõ nguyên do như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, mẩn ngứa, đau bụng,…người bệnh cần tạm ngưng việc sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ;
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh dạng tiêm tại nhà. Người bệnh nên đi đến cơ sở y tế để thực hiện;
- Không sử dụng nhóm thuốc kháng sinh có hoạt chất Codein cho trẻ nhỏ hoặc người chưa đủ 18 tuổi;
- Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh để bệnh tình được mau đẩy lùi, người bệnh nhanh chóng trở về công việc thường ngày.
Kháng sinh là loại thuốc tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, kháng sinh thường không mang lại hiệu quả bền lâu trong điều trị ho bởi không diệt trừ tận gốc tác nhân gây bệnh. Thực tế cho thấy, tỷ lệ ho do virus gây ra lên đến hơn 80% nên kháng sinh thường bị “vô hiệu hóa” trong chữa ho. Để loại bỏ ho bền vững, ngoài kiểm soát các triệu chứng bệnh thì quan trọng nhất vấn là nâng cao hệ miễn dịch và hệ hô hấp. Hiện nay, điều trị ho bằng thuốc đông y là một giải pháp đáng để người bệnh cân nhắc. Phương pháp này luôn chú trọng điều trị triệu chứng lẫn cải thiện thể trạng, phòng ngừa ho tái phát cho người bệnh.
Tham khảo bài thuốc nam trị ho AN TOÀN, HIỆU QUẢ của nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề như ho khan, ho gió, ho có đờm hay ho dai dẳng lâu ngày, hãy sử dụng ngay bài thuốc nam trị ho 155 năm của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường – thương hiệu được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu mạnh Quốc gia 2024. Với thành phần 100% thảo dược sạch, bài thuốc được kết hợp từ 3 phương thuốc nhỏ là: Thuốc đặc trị + thuốc giải độc chống viêm + thuốc bổ thận giải độc mang lại hiệu quả vượt trội, giúp.
- Trị dứt điểm cơn ho: Bài thuốc trị ho, viêm họng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được bào chế theo nguyên lý trị bệnh tận gốc của y học cổ truyền, tập trung xử lý bệnh từ căn nguyên, khu trừ phong hàn – phong nhiệt, làm dịu cổ họng, chấm dứt các cơn ho khó chịu.
- Bổ thận, khoẻ phổi, tăng cường sức đề kháng: Thuốc có tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố, bổ phế, bổ thận, mát gan, cân bằng âm dương trong cơ thể, từ đó thiết lập hàng rào bảo vệ kiên cố giúp cơ thể khỏe mạnh.
ĐỌC NGAY: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả bài thuốc nam trị ho, viêm họng Đỗ Minh Đường
Là thuốc nam nên hiệu quả tác động sẽ chậm, từ từ chứ không nhanh chóng như thuốc Tây, thuốc kháng sinh. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng, mọi người cần kiên trì, uống đúng liều lượng để đạt kết quả tốt nhất.
Bài thuốc trị ho Đỗ Minh Đường dùng được cho cả trẻ em dưới 5 tuổi, bà bầu, phụ nữ đang cho con bú vì sử dụng 100% dược liệu sạch, lành tính. Gần 50 vị thuốc (bao gồm bồ công anh, đẳng sâm, sinh địa, hạ khô thảo, hoàng kỳ, cát cánh,…) có nguồn gốc từ các vườn thảo dược Đỗ Minh Đường, đạt chuẩn chất lượng, được kiểm định cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng.
Dược liệu được kết hợp theo tỷ lệ vàng, có đầy đủ vị thuốc trị ho, vị thuốc bồi bổ cơ thể tốt cho sức khỏe. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ hỗ trợ bào chế thuốc thành dạng cao, mọi người không cần đun sắc, chỉ cần hòa tan với nước nóng rồi uống trực tiếp.
ĐỌC THÊM: Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc nam trị ho, viêm họng Đỗ Minh
Hiện bài thuốc chỉ được cung cấp tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, không bán tràn lan tại các hiệu thuốc hay bất kỳ đơn vị nào khác. Mọi người hãy liên hệ trực tiếp đến nhà thuốc để được các lương y, bác sĩ thăm khám – tư vấn cụ thể.
THÔNG TIN NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG
- Cơ sở Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình
- Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 179 đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh
- Hotline: 0984 650 816 – 0932 088 186
- Website: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường
- Fanpage Nhà thuốc Đỗ Minh Đường (có tích xanh)
Nếu bạn đang gặp tình trạng ho dai dẳng lâu ngày, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 để được tư vấn kỹ lưỡng về lộ trình điều trị:Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc các loại thuốc kháng sinh trị ho và một số lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên, những thông tin được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế lời khuyên hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà khi chưa có sự đồng ý.
Nguồn: Soytethainguyen