Viện Y Dược cổ truyền dân tộc được thành lập và hoạt động dựa trên kim chỉ nam là “Gìn giữ, bảo tồn, nâng tầm và khẳng định tinh hoa Y dược dân tộc”. Viện thực hiện các nhiệm vụ mũi nhọn liên quan đến nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ, tăng cường hợp tác cùng phát triển trong lĩnh vực Y dược. 

Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và mục đích tối ưu cơ cấu tổ chức

Để các hoạt động của Viện luôn được thực hiện đúng mục tiêu, định hướng đề ra, có sự định hướng rõ ràng và đảm bảo toàn bộ hệ thống có sự đoàn kết chặt chẽ với nhau, Viện đã xây dựng một bộ máy tổ chức tinh gọn nhưng chất lượng.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc

Tổ chức bộ máy của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Y dược với trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm. Cùng với đó là đội ngũ thành viên tận tâm, nhiệt huyết với nền YHCT, sẵn sàng cống hiến vì sự phát triển của Viện cũng như vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phục hưng nền y dược dân tộc.

Cập nhật thông tin về cơ cấu tổ chức của Viện Y dược cổ truyền dân tộc

Sau thời gian dài hoạt động, “bộ máy” hoạt động của Viện đã được tối ưu, trở nên linh hoạt và trơn tru hơn bao gồm nhiều thành phần khác nhau.

Cụ thể, cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện bao gồm Ban lãnh đạo và các Ban trực thuộc, phòng chuyên môn.

Trong đó, Ban lãnh đạo gồm có:

  • Viện Trưởng: TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh (Nguyên Trưởng khoa Nội tại BV YHCT Trung Ương) với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực.
  • Viện Phó: TTƯT, BS Lê Thị Phương (Nguyên Phó Giám đốc tại BV YHCT Hà Đông).
  • Viện Phó: TTƯT, BS CKII Lê Hữu Tuấn (Nguyên Phó GĐ chuyên môn tại BV YHCT Trung ương)
  • Trưởng Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh: BS Trần Hải Long (Từng là bác sĩ phụ trách khám, chữa bệnh tại khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Đa khoa Hà Đông).

Ngoài ra, Viện cũng được sự đồng ý từ nhiều chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực khác nhau về việc làm cố vấn chuyên môn cho Viện.

Tiêu biểu có thể kể đến:

  • Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan: Nguyên Trưởng khoa Phụ tại BV YHCT Trung Ương
  • Lương y Đỗ Minh Tuấn: Vị danh y đã có nhiều năm kinh nghiệm về YHCT
  • TTƯT. BS CKII Nguyễn Thị Nhuần: Nguyên Phó GĐ chuyên môn kiêm Trưởng khoa khám bệnh BV YHCT TW
  • BS Doãn Hồng Phương: Phó trưởng khoa Nội – Bệnh viện Châm cứu Trung ương
  • Và nhiều chuyên gia, bác sĩ tên tuổi khác

Giúp việc cho Ban lãnh đạo Viện, trực tiếp phân công thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được là Trưởng các Ban trực thuộc. Mỗi Ban trực thuộc có một vai trò, chức năng riêng, hoạt động một cách độc lập nhưng vẫn có sự phối hợp chặt chẽ để đảm bảo hoàn thành tốt tất cả các công việc liên quan đến Viện.

Các hoạt động của Viện luôn được chỉ đạo và thực hiện theo sự thống nhất chặt chẽ từ trên xuống dưới

Viện có 5 Ban trực thuộc, Trưởng các Ban cũng là những chuyên gia trong ngành có chuyên môn và kinh nghiệm. Bao gồm:

  • Ban Nghiên cứu và Chuyển giao bài thuốc: Tham mưu cho Ban lãnh đạo Viện về công tác nghiên cứu và chuyển giao các bài thuốc/ giải pháp điều trị bệnh/ chăm sóc sức khỏe.
  • Ban Nghiên cứu bệnh lý: Giữ vai trò chính trong việc nghiên cứu chuyên sâu về các bệnh lý thường gặp.
  • Ban Quản lý khoa học công nghệ: Chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyên môn liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ tại Viện. Nhất là việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển bài thuốc/ giải pháp điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe.
  • Ban Thí nghiệm và Thực nghiệm lâm sàng: Có vai trò chính trong việc phát triển, nâng cao năng lực thí nghiệm, thực nghiệm lâm sàng của Viện; chịu trách nhiệm kiểm nghiệm chất lượng, hiệu quả các giải pháp/ bài thuốc được nghiên cứu thành công.
  • Ban Tổng hợp: Tham mưu, giúp Viện trưởng quản lý công tác hành chính – tổng hợp; theo dõi và điều phối hoạt động của các phòng ban theo kế hoạch làm việc.

Bên dưới Ban trực thuộc còn có các phòng chuyên môn trực thuộc. Mỗi phòng đều có nhiệm vụ đặc trưng, chuyên phụ trách về một lĩnh vực hoạt động, lĩnh vực nghiên cứu hoặc công việc riêng.

Ví dụ, phòng nghiên cứu bệnh Tiêu hóa trực thuộc Ban nghiên cứu Bệnh lý có nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến bệnh lý đường Tiêu hóa. Các nội dung nghiên cứu được đưa ra có thể là cơ sở dữ liệu đầu vào hoặc thông tin tham vấn quan trọng để thực hiện các công tác chuyên môn tiếp theo như nghiên cứu phương pháp/ bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hóa hiệu quả nhất.

Viện luôn có hoạt động trao đổi, đào tạo chéo giữa các Ban, Phòng để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm phục vụ công tác chuyên môn

Ban Lãnh đạo Viện chịu trách nhiệm đưa ra định hướng, mục tiêu phát triển cụ thể cho từng giai đoạn gắn với định hướng, mục tiêu phát triển chung của Viện. Các Ban trực thuộc, phòng chuyên môn sẽ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sao cho đảm bảo mục tiêu đề ra.

Sự phối hợp chặt chẽ theo hệ thống từ trên xuống dưới sẽ giúp các hoạt động của Viện luôn thống nhất, đáp ứng đúng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn. Từ đó ngày càng vững mạnh, trở thành đơn vị dẫn đầu về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Y dược cổ truyền.

Xem thêm: Thành tựu nghiên cứu viện y dược cổ truyền dân tộc (Soha)

Nguồn tham khảo: https://vienyduocdantoc.org.vn/so-do-to-chuc (Viện y dược cổ truyền dân tộc)

Bài viết liên quan