Nổi mề đay sau khi sinh là một nỗi ám ảnh đối với nhiều phụ nữ hiện nay. Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng như mẩn đỏ, cùng với cảm giác ngứa ngáy không chịu nổi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Đồng thời, cung cấp một số phương pháp điều trị nổi mề đay sau khi sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nổi mề đay sau sinh là bệnh gì?
Nổi mề đay sau sinh hay còn gọi là bệnh sản ngứa. Đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, khi cơ thể có nhiều thay đổi, sức đề kháng vẫn còn suy yếu. Thông thường phụ nữ sau sinh từ 1-3 tháng da sẽ xuất hiện những vết mẩn ngứa, sẩn phù như bị châm chích, nóng rát vô cùng khó chịu. Tình trạng này có thể gặp ở cả phụ nữ sinh thường lẫn sinh mổ.
Nổi mề đay sau sinh thường xuất hiện 2 thể bệnh bao gồm:
- Nổi mề đay cấp tính: Các triệu chứng của bệnh khởi phát đột ngột và có thể biến mất sau vài ngày hoặc vài giờ, thường kéo dài dưới 6 tuần.
- Nổi mề đay mãn tính: Phụ nữ sau sinh sẽ phải chịu cảm giác mẩn ngứa châm chích dưới da trong một thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều đợt bệnh trong tháng hoặc trong năm.
Nổi mề đay sau sinh mổ hoặc sinh thường nếu được can thiệp y khoa sớm sẽ nhanh khỏi bệnh và ngăn ngừa tái phát. Trường hợp người bệnh chủ quan không chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Bội nhiễm da do gãi nhiều, nghẽn mạch khó thở, sốc phản vệ, thậm chí là mất sữa nếu sử dụng thuốc không đúng cách.
Việc chăm sóc trẻ nhỏ đã rất mệt mỏi, cộng thêm tình trạng ngứa ngáy trên da do mề đay khiến phụ nữ sau sinh cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu gắt, làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh
Nổi mề đay mẩn ngứa sau sinh là tình trạng phổ biến mà phụ nữ nào cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do cơ thể mẹ bầu và sau sinh bị thay đổi nội tiết tố, các chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị suy giảm nhiều. Kết hợp với chế độ ăn uống quá bổ dưỡng cũng sẽ tạo điều kiện để bệnh mề đay khởi phát.”
Về cơ bản, mẹ sau sinh bị nổi mề đay đều xuất phát từ các nguyên nhân như sau:
Nội tiết tố thay đổi bất thường: Quá trình mang thai và sinh nở khiến nội tiết tố trong cơ thể nữ giới có những thay đổi nhất định. Cụ thể nồng độ hormone prolactin sẽ tăng lên đột ngột. Đây là loại hormone có thể gây ra áp lực cho hoạt động sản xuất của estrogen và progesterone của buồng trứng. Khi nội tiết tố không ổn định, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm, hệ miễn suy yếu khiến cơ thể dễ bị nổi mề đay.
Tâm lý lo lắng, căng thẳng: Thống kê cho thấy, có đến 60% phụ nữ sau sinh gặp phải các vấn đề về tâm lý. Cơ thể mệt mỏi sau quá trình sinh nở, áp lực chăm sóc con nhỏ, cộng thêm đồng hồ sinh học bị thay đổi khiến mẹ bỉm sữa thường rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể trạng của người mẹ, tạo ra những kích thích miễn dịch khiến bệnh mề đay mẩn ngứa có cơ hội để khởi phát.
Chế độ dinh dưỡng quá độ: Nhiều người có tâm lý muốn bồi bổ người mẹ để có nguồn sữa tốt cho trẻ, thế nhưng việc nạp quá nhiều thức ăn, đặc biệt là những thực phẩm giàu chất đạm cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh. Khi thu nạp quá nhiều thức ăn, cùng lúc các cơ quan trong cơ thể đang bị suy yếu khiến hoạt động thải độc bị trì trệ dẫn đến tình trạng phát ban, ngứa ngáy trên da.
Do yếu tố thời tiết: Sau khi sinh, cơ thể mẹ bỉm sữa rất nhạy cảm, rất khó để thích nghi với những thay đổi của thời tiết, dẫn tới cơ thể bị nổi mề đay.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, thuốc gây tê dùng trong quá trình sinh nở có thể khiến cơ thể phụ nữ bị phản ứng, hình thành nên những nốt mề đay, sẩn phù.
Có rất nhiều yếu tố khiến bệnh mề đay khởi phát ở phụ nữ sau sinh
Vấn đề bị mề đay sau sinh nếu không được khắc phục kịp thời, để bệnh kéo dài dai dẳng hoặc tái phát nhiều lần còn là nguyên nhân khiến mẹ bỉm sữa bị mắc các bệnh lý khác như: Bệnh gan, tuyến giáp, bệnh tự miễn,…
Triệu chứng ngứa nổi mề đay sau sinh
Các triệu chứng của nổi mề đay sau khi sinh rất đa dạng, tùy theo mức độ bệnh, thể trạng và cơ địa của mỗi người mà bệnh sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, bệnh sẽ bao gồm những dấu hiệu như:
- Da bị phát ban, nổi mẩn ngứa, sẩn phù,… các vết ngứa mọc thành từng mảng hoặc lan rộng ra toàn bộ cơ thể.
- Hình dạng và kích thước của các nốt mề đay khác nhau, có thể nổi cộm hoặc phù nề so với vùng da không bị bệnh.
- Các nốt mề đay trên da thường có màu trắng, hồng nhạt, khi chạm vào sẽ thấy cứng, ngứa ngáy và không có mủ.
- Phụ nữ sau sinh luôn có cảm giác ngứa, nóng rát trên da, những cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
- Một số trường hợp mẹ bỉm sữa còn bị sưng môi, phù mắt, phồng rộp ở bộ phận sinh dục,..
- Bệnh nổi mề đay sau sinh còn xuất hiện những triệu chứng khác như: Sốt nhẹ, đi ngoài phân lỏng, đau nhức ở vùng da bị bệnh.
Dị ứng nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh nổi mề đay sau sinh ở giai đoạn cấp tính có thể tự khỏi sau 1-2 tháng nên không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan, không điều trị triệt để, bệnh có thể nhanh chóng chuyển sang thể mãn tính với thời gian điều trị có thể kéo dài từ 4 – 6 tháng, thậm chí có thể lâu hơn.
Đối với bệnh mề đay mãn tính sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của phụ nữ sau sinh. Bệnh ăn sâu vào máu và rất khó điều trị dứt điểm. Theo kết quả nghiên cứu, những sản phụ bị mề đay mãn tính cần nhiều thời gian phục hồi hơn so với bệnh mề đay cấp tính.
Bệnh sẽ không tự biến mất nếu người bệnh không thực hiện điều trị phù hợp. Bởi mề đay sẽ lan rộng đến những vùng da khác nên việc điều trị cần tiến hành nhanh chóng. Đối với những người bị bệnh mề đay mẩn ngứa do di truyền, khả năng tự khỏi bệnh là rất thấp. Bệnh thường thái phát theo chu kỳ mặc dù người bệnh đã sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau.
Bị nổi mề đay sau sinh phải làm sao?
Khi bị nổi mề đay sau sinh, người bệnh cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng, căng thẳng bởi căn bệnh này hoàn toàn toàn thể điều trị được. Trước tiên, bạn hãy hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông động vật, khói bụi, nấm mốc,… Xây dựng lại chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đạm, đường, chất béo, hải sản,…
Nếu bệnh vẫn tái phát và có dấu hiệu phát triển nặng cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Việc điều trị cần đặt yếu tố an toàn cho mẹ và bé lên hàng đầu. Hiện nay có 3 cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh được nhiều người lựa chọn đó là phương pháp Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Cụ thể như sau:
Điều trị bệnh nổi mề đay sau sinh bằng Tây y
Cách chữa bệnh nổi mề đay sau sinh bằng thuốc Tây y có tác dụng làm giảm nhanh những triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên các bác sĩ da liễu khuyến cáo mẹ bỉm sữa nên hạn chế sử dụng phương pháp này bởi trong thành phần của một số loại thuốc Tây có tác động không tốt tới chất lượng sữa của mẹ, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Mặc dù vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ vẫn sẽ thực hiện kê đơn thuốc trị mề đay mẩn ngứa cho mẹ sau sinh. Một số loại thuốc Tây y được sử dụng trong điều trị mề đay như:
- Kem bôi chứa menthol: Loại kem bôi này có tác dụng giúp làm mát và làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy, ban đỏ, sẩn phù.
- Nhóm thuốc kháng Histamin H1: Một số loại thuốc lá như Mequitazine, Chlorpheniramine, Cyproheptadine, Cetirizine,… có tác dụng tiêu sưng viêm, ức chế các vết ban đỏ, giảm cảm giác ngứa và châm chích trên da.
- Nhóm thuốc Corticoid: Sử dụng trong trường hợp bị mề đay sau sinh đã chuyển sang thể mãn tính. Người bệnh không đáp ứng với nhóm thuốc kháng histamin H1. Loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn bởi chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Phụ nữ sau sinh lưu ý tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc Tây y về sử dụng mà cẩn đến gặp bác sĩ để được thăm khám cẩn thận, sử dụng loại thuốc phù hợp để đảm bảo an toàn.
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian
Một số bài thuốc dân gian chữa nổi mề đay sau sinh được người xưa áp dụng khá hiệu quả, giúp làm giảm nhẹ cảm giác châm chích, ngứa rát, nổi mẩn trên da, người bệnh có thể tham khảo:
- Tắm nước lá: Một số loại lá có tác dụng làm giảm ngứa ngoài da hiệu quả như: Lá khế, lá chè xanh, lá kinh giới, mướp đắng,… Người bệnh chỉ cần rửa sạch các loại lá trên, cho vào nồi đun sôi với 1,5 lít nước rồi tắt bếp. Đem pha với nước lạnh để tắm hàng ngày sẽ giúp làm giảm ngứa ngáy nhanh chóng.
- Nha đam: Gel của cây nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, làm mát vùng da bị mẩn ngứa do nổi mề đay. Mỗi ngày bạn chỉ cần đắp phần gel nha đam lên vùng da bị ngứa khoảng 20 phút, sau đó rửa lại với nước sạch, tình trạng nóng rát, châm chích do bệnh mề đay gây ra sẽ tan biến tức thì.
- Giấm táo: Giấm táo có tác dụng kháng histamin nên có tác dụng giảm viêm rất hiệu quả. Bạn chỉ cần pha một chút giấm táo vào cốc nước, sau đó dùng bông gòn thấm hỗn hợp này thoa lên da. Thực hiện mỗi ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
- Bột yến mạch: Bột yến mạch có đặc tính chống viêm, làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy rất hữu hiệu. Mẹ bỉm sữa chỉ cần pha bột yến mạch vào nước ấm. Sau đó đắp lên vùng da bị mề đay tầm 15 phút. Mỗi ngày áp dụng một lần, những cơn ngứa ngáy do bệnh mề đay sẽ được đẩy lùi.
- Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu lại, hạn chế phóng thích histamin, giúp ngăn ngừa tình trạng dị ứng mẩn ngứa, sưng viêm. Với cách làm này, người bệnh chỉ cần sử dụng một chiếc khăn sạch, cho vào trong đó một vài viên đá nhỏ rồi đặt lên vùng da bị bệnh. Có thể áp dụng cách này nhiều lần trên ngày mỗi khi người bệnh cảm thấy ngứa.
- Uống trà: Một số loại trà thảo mộc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể để hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài. Những loại trà mà phụ nữ sau sinh có thể sử dụng như trà hoa hồng, trà cam thảo, trà hoa cúc, trà xanh,….
Những phương pháp này có ưu điểm là an toàn, dễ thực hiện, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên người bệnh cần cẩn thận trong khâu sơ chế nguyên liệu. Hơn nữa, cách chữa mẩn ngứa nổi mề đay sau sinh bằng mẹo dân gian chỉ có tác dụng làm giảm ngứa tạm thời, không có tác dụng điều trị bệnh lâu dài. Do vậy phụ nữ nên coi đây như một biện pháp hỗ trợ chứ không nên quá phụ thuộc vào việc điều trị này.
Địa chỉ khám chữa bệnh nổi mề đay uy tín
Người bệnh đang băn khoăn trong việc tìm kiếm các địa chỉ chữa nổi mề đay sau sinh có thể tham khảo những đơn vị uy tín sau:
Bệnh viện Bạch Mai
Trung tâm dị ứng – Miễn dịch lâm sàng của Bệnh viện Bạch Mai là một địa chỉ uy tín trong việc thăm khám, tư vấn và chữa trị các bệnh như: Mề đay, chàm, lupus ban đỏ, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng, viêm gan tự miễn, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc,… Với đội ngũ y bác sĩ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, tận tình với người bệnh, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến khám bệnh mề đay sau sinh tại đây.
- Địa chỉ: Nhà A2, A4 Tầng 2 – Khu A Số 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Hotline: 043 869 3731
Viện Da liễu Hà Nội – Sài Gòn
Viện da liễu Hà Nội – Sài Gòn là địa chỉ chuyên thăm khám và điều trị các bệnh về da liễu như: Mề đay mẩn ngứa, vẩy nến á sừng, viêm da,…Tùy theo nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị và cách chăm sóc phù hợp với người bệnh, giúp điều trị bệnh tận gốc và phòng ngừa bệnh mề đay tái phát.
- Địa chỉ: Số 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, Số 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Hotline: (024) 62 605 666 – (028) 710 99 838
Cách phòng tránh bệnh hiệu quả cho phụ nữ sau sinh
Để đạt được hiệu quả điều trị cao trong suốt quá trình điều trị, đồng thời hạn chế tối đa những biến chứng do bệnh nổi mề đay sau khi sinh gây ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Phụ nữ sau sinh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn: Chị em nên có kế hoạch nghỉ ngơi, chăm sóc con cái thích hợp, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
- Xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học hơn: Bạn chỉ nên ăn các loại thức ăn một các vừa phải. Không nên dung nạp quá nhiều lượng đường, đạm vào cơ thể.
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở: Bệnh mề đay mẩn ngứa có thể do nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng gây ra. Do đó bạn cần loại bỏ những tác nhân khiến bệnh mề đay dễ khởi phát này.
- Uống nhiều nước: Phụ nữ sau sinh nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường thải độc cho cơ thể, đồng thời giúp dưỡng ẩm da. Thay vì nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm nước trái cây hoặc các loại sinh tố giàu dinh dưỡng khác.
- Dưỡng ẩm cho da: Mẹ bỉm sữa nên sử dụng những loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của mình để tránh bị khô da, ngứa da. Tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng sản phẩm phù hợp nhất.
- Lựa chọn các loại quần áo rộng rãi thoáng mát, có độ thấm hút tốt.
Nổi mề đay sau sinh mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của phụ nữ sau sinh. Do vậy, khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh mề đay sau sinh, bạn nên chủ động đến thăm khám và tìm phương pháp điều trị thích hợp.