Nổi mẩn đỏ ở tay là tình trạng trên vùng da tay xuất hiện các nốt mẩn đỏ, phát ban hoặc mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.  Đặc biệt, nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy ở tay có thể là triệu chứng của một số bệnh lý da liễu cần được khám và điều trị sớm, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. 

Nổi mẩn đỏ ở tay là bệnh gì?

Nổi mẩn đỏ ở tay là tình trạng bất thường khá phổ biến khi vùng da tay tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng hoặc do côn trùng đốt. Tình trạng này có thể tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cũng tuyệt đối không nên chủ quan với dấu hiệu này, bởi rất có thể đây là một trong những triệu chứng bất thường của bệnh lý đường da liễu nào đó cần được điều trị sớm.

Một số bệnh lý có thể gây nổi mẩn đỏ ở tay thường gặp như:

Nổi mề đay, viêm da cơ địa:

Khi tiếp xúc với một số các tác nhân dễ gây dị ứng như: Khói bụi, phấn hoa, lông động vật, hóa chất, thực phẩm, mỹ phẩm,... thường dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ ở tay. Bệnh trở nặng các nốt ban thường mọc dày và lan sang những vùng da khác.

Nổi mẩn đỏ ở tay là triệu chứng bệnh viêm da cơ địa
Nổi mẩn đỏ ở tay là triệu chứng bệnh viêm da cơ địa

Bệnh Plus ban đỏ:

Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch của cơ thể. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện mẩn đỏ gây ngứa toàn thân, nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Plus ban đỏ thường kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, sốt, đau nhức xương khớp, tức ngực,... Bệnh không được điều trị tốt có nguy cơ biến chứng tới khớp xương, gan, thận, tim mạch.

Nóng gan, suy giảm chức năng gan:

Gan có chức năng đào thải độc tố cho cơ thể. Khi chức năng gan bị suy giảm sẽ khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể không thoát ra ngoài. Lâu dần sẽ phát thành các nốt mẩn đỏ trên da, trong đó có cả ở vùng tay, chân. Trong trường hợp này để ngăn ngừa phát ban, nổi mẩn đỏ cần có biện pháp bổ gan, tăng cường chức năng gan.

Hội chứng đường hầm cổ tay:

Hội chứng đường hầm cổ tay do quá trình chèn ép dây thần kinh giữa. Quá trình chèn ép xuất hiện do ảnh hưởng của một số hoạt động đặc thù của nghề nghiệp như: đánh máy quá lâu, bê vác đồ nặng trong thời gian dài,... Biểu hiện là tê cứng tay, nổi mẩn đỏ ở tay và ngứa ngáy khó chịu.

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay, lòng bàn tay có nguy hiểm không?

Bị ở tay, lòng bàn tay trong giai đoạn nhẹ, người bệnh không cần quá lo lắng. Thông thường các triệu chứng này có thể tự hết sau vài giờ mà không cần dùng thuốc.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt bệnh sẽ diễn tiến nguy hiểm khi đã bước vào giai đoạn biến chứng. Khi thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện như: mẩn ngứa lan rộng, sốt cao kéo dài, xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ,... cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, để tránh các biến chứng như:

  • Đối với các bệnh lý ngoài da: Thường xuất hiện biến chứng viêm màng tim, viêm màng phổi, rối loạn chức năng miễn dịch, xuất huyết, nhiễm trùng ống tiêu hóa,...
  • Bệnh lý liên quan đến gan: Có nguy cơ suy gan nặng, ung thư gan, có dịch trong ổ bụng,...
  • Hội chứng đường hầm cổ tay: Ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là các hoạt động sử dụng cơ tay.

Nổi mẩn đỏ ở tay rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Nổi mẩn đỏ ở tay rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Cách điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay

Khi xuất hiện các mẩn đỏ ở tay người bệnh có thể điều trị bằng các cách sau:

Các mẹo dân gian:

Một số mẹo giúp chữa trị tình trạng nổi mẩn đỏ gây ngứa ở tay là:

  • Chườm đá lạnh hoặc ngâm tay trong nước mát, không nên rửa bằng nước nóng vì gây khô da và tăng cảm giác ngứa
  • Đắp bã tía tô: Lấy nắm lá tía tô rửa sạch bằng nước muối loãng rồi giã nhuyễn, lấy bã đắp lên da tay nổi mẩn ngứa.
  • Sử dụng chuối xanh thái lát đắp lên các vết ban gây ngứa. Lưu ý không nên chà xát mạnh sẽ dẫn đến tình trạng xước da, nhiễm trùng da.

Các mẹo dân gian này giúp giảm tình trạng mẩn ngứa tức thời. Nếu bệnh có dấu hiệu kéo dài và nặng hơn bạn nên gặp bác sĩ để điều trị.

Điều trị bằng thuốc tây y:

Có rất nhiều loại thuốc giúp điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở tay. Tiêu biểu nhất là các loại thuốc kháng histamine. Loại thuốc này giúp ức chế sản sinh ra histamine gây ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng thêm các loại kem bảo vệ da tay như Wonder Glove, Dermaffin,...

Thuốc đông y trị mẩn đỏ

Mẩn đỏ là biểu hiện của sự suy yếu chức năng gan, thận hoặc chính khí hư hao khiến cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt, khí huyết bất túc. Sự suy yếu của các tạng phủ trên và mất cân bằng khí huyết có thể khiến cho người bệnh gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn nếu không được điều trị tận gốc.

Một số lưu ý khi điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ trên tay:

Để điều trị dứt điểm tình trạng nổi mẩn ngứa và tránh các biến chứng nguy hiểm, trong quá trình điều trị người bệnh cần:

  • Rửa tay bằng nước sạch, giữ cho tay khô ráo sạch sẽ
  • Không gãi hay để da bị trầy xước khiến tình trạng nặng hơn
  • Không để tay tiếp xúc với những tác nhân dễ gây dị ứng như hóa chất, lông động vật, bụi bẩn,...
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Kiêng các chất gây dị ứng cho da và bổ sung nhiều nước khoáng, vitamin, thực phẩm giàu omega 3,...

Bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin cho cơ thể
Bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin cho cơ thể

Nổi mẩn đỏ ở tay có thể chuyển biến nghiêm trọng, biến chứng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Nếu da tay xuất hiện viêm, nhiễm trùng lâu ngày bạn cần đến gặp ngay bác sĩ. Ngay từ khi có dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở tay bạn cần lưu ý chăm sóc và điều trị bệnh.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Điều trị phòng ngừa

Danh sách Bác sĩ - Chuyên gia

Xem tất cả

Danh sách Cơ sở y tế

Xem tất cả

Bài viết liên quan