Dị ứng da mặt được biết đến là tình trạng khiến da vùng mặt bị tổn thương bởi các tác nhân từ cả bên trong cơ thể lẫn bên ngoài môi trường. Da mặt bị dị ứng không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến mặc cảm, thiếu tự tin trong giao tiếp. Vậy với biểu hiện dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi?
Bị dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi?
Dị ứng da mặt là tình trạng da bị tác động bởi các yếu tố xấu như: Mỹ phẩm, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm, thời tiết,… Dấu hiệu nhận biết ban đầu là xuất hiện các vết mụn đỏ li ti trên da.
Bệnh không chữa trị kịp thời, sẽ có nguy cơ diễn tiến nặng, các mụn dày và lan rộng ra khắp vùng mặt, cổ gây ngứa, rát. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến viêm da, và đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? – Theo các bác sĩ chuyên khoa, mức độ lành bệnh phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng, mức độ dị ứng và nguyên nhân gây bệnh. Nếu phát hiện ra càng sớm và tìm đúng nguyên nhân gây bệnh việc điều trị thuận lợi và hiệu quả hơn. Cụ thể là:
Trường hợp bị dị ứng da mặt nhẹ
Đây là trường hợp da mặt mới xuất hiện tình trạng dị ứng. Các vết mẩn đỏ còn ít, chưa lan rộng, chưa cảm thấy nóng rát da mặt. Ở giai đoạn này, người bệnh cần xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp chăm sóc da đúng cách.
Nếu được xử lý kịp thời, đúng cách các biểu hiện dị ứng sẽ giảm dần và da mặt tự phục hồi sau 7 – 15 ngày. Tuy nhiên, nếu tình hình diễn biến phức tạp bạn nên gặp bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn và điều trị dứt điểm.
Trường hợp bị dị ứng da mặt nặng
Trường hợp dị ứng nặng da mặt đã bị tổn thương sâu hơn. Mẩn ngứa lan rộng và có xu hướng gia tăng, có thể lan xuống cả vùng cổ. Xuất hiện dấu hiệu da khô, bong tróc, sạm màu.
Trường hợp này cần có thời gian điều trị lâu hơn (khoảng 15 ngày đến 1 tháng), và không thể tự khỏi bằng cách chăm sóc da mà cần sự can thiệp của chuyên gia da liễu.
Trường hợp da mặt đã bị biến chứng
Đây là giai đoạn nặng bắt đầu xuất hiện biến chứng như viêm da, phù da. Các vết mẩn ngứa lan rộng khắp mặt, da nóng, rát và có mức độ gây ngứa tăng cường.
Ở giai đoạn này bệnh sẽ khó chữa khỏi, người bệnh cần kiên trì theo phác đồ và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường thời gian phục hồi của mỗi người khác nhau từ sau 3 tháng đến nửa năm, tùy thuộc vào cơ địa và yếu tố khách quan khác.
Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng dị ứng bạn đang gặp phải. Để bệnh có thể khỏi nhanh chóng và không gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ người bệnh nên chủ động đi thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da.
Dị ứng da mặt có tự khỏi được không? Điều trị như thế nào?
Dị ứng da mặt chỉ CÓ THỂ TỰ KHỎI ở giai đoạn nhẹ và phát hiện, xử lý kịp thời. Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu người bệnh ngay tức khắc cần hạn chế các tác nhân gây dị ứng da mặt như: ngừng sử dụng mỹ phẩm hóa học, ăn uống, nghỉ ngơi và chăm sóc da hợp lý.
Việc điều trị dị ứng da mặt cần được tiến hành theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Theo đó, người bệnh cần đi khám sớm, xác định chính xác nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm, dị ứng và tổn thương trên da trước khi tiến hành điều trị.
Thuốc Tây y chữa dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi:
Đây là biện pháp trực tiếp và nhanh nhất giúp loại khỏi tình trạng dị ứng. Gồm có cả dạng bôi và dạng uống. Một số loại thuốc Tây y trị dị ứng phổ biến như:
- Thuốc bôi chống nhiễm khuẩn: Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa. Tuy nhiên, thuốc có thể ra gây một số tác dụng phụ khác khi dùng.
- Thuốc bôi chứa Corticoid: Thuốc có tác dụng chống viêm do co mạch, ức chế bạch cầu và hạn chế tổng hợp Collagen, từ đó giảm ngứa da. Tuyệt đối không dùng thuốc bôi gần mí mắt vì sẽ dẫn đến nguy cơ đục thủy tinh thể.
- Thuốc uống kháng histamin: Thuốc được sử dụng trong trường hợp dị ứng da mặt do vi khuẩn, nấm. Tuy nhiên, thuốc có thể gây cảm giác buồn ngủ, thiếu tập trung, khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Các nhóm thuốc Tây y có tác dụng giảm triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ khi sử dụng nên cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên dùng thêm các loại vitamin E, C giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện tình trạng dị ứng.
Sử dụng thuốc Đông y chữa dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi:
Đông y cho rằng dị ứng, mẩn ngứa thuộc vào phạm vi các chứng “ẩn chẩn” và “phong chẩn khối”. Vì vậy phương pháp điều trị cho triệu chứng này là trừ tà và tiêu độc.
Thuốc Đông y trị dị ứng da mặt cũng rất đa dạng như: Thuốc bôi, thuốc uống, thuốc ngâm tắm, thuốc đắp. Tùy điều kiện và quỹ thời gian cho phép mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
Bài thuốc 1:
Bài thuốc này có tác dụng nhanh chóng trong việc giảm các triệu chứng dị ứng da mặt cấp tính như mẩn ngứa, sưng đỏ, nổi mề đay, mụn nhọt. Đặc biệt hiệu quả với những trường hợp dị ứng do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm, phấn hoa, bụi bẩn…
- Thành phần:
- Cây kim đơn (15 gram): Chứa các hoạt chất như saponin, flavonoid, alkaloid có tác dụng kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng, giải độc.
- Lá đơn tía (hoặc đơn tướng quân) (15 gram): Chứa các hoạt chất như coumarin, flavonoid, tannin có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, làm mát gan, giải nhiệt.
- Cách dùng: Đun các vị thuốc với nước trên bếp lửa nhỏ trong vòng 5 phút. Uống ngày 1 lần.
Bài thuốc 2:
Đây là bài thuốc có tác dụng toàn diện, không chỉ giúp giảm triệu chứng dị ứng mà còn hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tăng cường chức năng gan, từ đó giúp ngăn ngừa dị ứng tái phát. Bài thuốc này đặc biệt phù hợp với những người bị dị ứng mạn tính, có biểu hiện như mẩn ngứa kéo dài, da khô, bong tróc, mụn nhọt, mề đay mạn tính.
- Thành phần:
- Bồ công anh (15 gram): Chứa các hoạt chất như taraxacin, inulin, choline có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giải độc, mát gan.
- Cây kim cúc (12 gram): Chứa các hoạt chất như chrysophanol, physcion, emodin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống dị ứng.
- Hoắc hương (10 gram): Chứa các hoạt chất như patchouli alcohol, pogostone, eugenol có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống nấm, giảm đau.
- Kim ngân hoa (15 gram): Chứa các hoạt chất như chlorogenic acid, luteolin, inositol có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giải độc, hạ sốt.
- Tang bạch bì (12 gram): Chứa các hoạt chất như moracetin, mulberroside A, oxyresveratrol có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, bảo vệ da.
- Cách dùng: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc cùng với khoảng 1 lít nước. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 500ml nước. Chia làm 2 lần uống trong ngày, vào buổi sáng và tối, nên dùng khi thuốc còn ấm.
Thuốc đông y sử dụng thảo dược trong điều trị nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả thuốc tương đối chậm nên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Sử dụng bài thuốc dân gian điều trị dị ứng da mặt
Bài thuốc dân gian là phương pháp điều trị dễ thực hiện, an toàn và tiết kiệm hơn so với Đông y và Tây y. Với các nguyên liệu sẵn có và dễ tìm kiếm như: mật ong, nghệ, mướp đắng, nha đam,…
Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn cấp tính. Trường hợp nặng, người bệnh cần đến cơ sở y tế khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi chăm sóc, điều trị dị ứng da mặt
Cùng với việc sử dụng các phương pháp điều trị người bệnh cần chăm sóc và bảo vệ da bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, chăm sóc da mặt hàng ngày. Cụ thể là:
- Thường xuyên rửa mặt bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, giúp da thông thoáng hơn.
- Ngừng sử dụng các loại mỹ phẩm đến khi dị ứng được loại bỏ hoàn toàn.
- Đắp mặt nạ thiên nhiên như mật ong, bơ, sữa chua,… giúp da thải độc.
- Kiêng, hạn chế tối đa các loại chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá,… và đồ cay nóng vì chúng khiến tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn.
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Hạn chế tiếp xúc tay lên mặt. Hành động này sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập và da và ảnh hưởng quá trình điều trị.
- Ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau củ quả.
Dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi? Thời gian điều trị nhanh hay chậm ảnh hưởng bởi tình trạng và các yếu tố khách quan khác. Tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị cao trong thời gian ngắn bạn nên tuân thủ nghiêm các phương pháp điều trị và chăm sóc da.
Thời gian phục hồi sau dị ứng da mặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Mức độ nghiêm trọng: Các trường hợp nhẹ có thể tự khỏi trong vài ngày, trong khi dị ứng nặng có thể kéo dài 2-3 tháng.
- Nguyên nhân gây dị ứng: Dị ứng do mỹ phẩm thường nhanh khỏi hơn dị ứng do tiếp xúc với các chất gây dị ứng mạnh.
- Phương pháp điều trị: Sử dụng thuốc đúng cách và chăm sóc da phù hợp sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Lưu ý quan trọng:
- Nếu dị ứng kéo dài hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Phòng ngừa dị ứng bằng cách sử dụng mỹ phẩm an toàn, tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng và duy trì làn da khỏe mạnh.