Nhiều người băn khoăn bị nám da không nên ăn gì để khắc phục. Một số thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày có thể khiến vùng nám trở nên sẫm màu hơn. Biết rõ được chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc ngăn chặn nám.
Bị nám da không nên ăn gì?
Nám da bắt nguồn từ sâu bên trong nội tiết của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng cũng có tác động trực tiếp đến việc ngăn ngừa và điều trị nám phát triển. Nhiều thực phẩm khi ăn vào sẽ làm vùng nám lan rộng hơn. Vậy bị nám da không nên ăn gì? Một số loại thực phẩm liệt kê dưới đây cần phải kiêng khi da bị nám.
Kiêng các loại trứng gia cầm, trứng gà
Trứng là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình Việt. Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng khá cao: Chứa nhiều protein, kẽm, vitamin D, A, cùng nhiều chất khác rất cần cho sức khỏe.
Đối với những người đang bị nám da thì trứng lại không tốt. Thực phẩm này có thể khiến các vết nám càng trở nên loang lổ, không đều màu, đốm nám phát triển ngày càng rộng. Vì vậy khi đang bị nám hoặc trong giai đoạn điều trị bạn không nên ăn trứng.
Kiêng ăn các thực phẩm tanh và hải sản
Trong hải sản các loại nh cua, tôm, cá, mực… có chứa khá nhiều vitamin E nhưng vẫn nằm trong danh sách bị nám da không nên ăn gì. Lý do là bởi đồ tanh và hải sản dễ gây ngứa và kích ứng các vùng da bị nám. Để hỗ trợ tốt cho việc chữa trị nám thì chị em nên hạn chế tối đa loại thực phẩm này.
Ăn ít các loại thịt đỏ, thịt bò
Thịt bò, thịt chó, cừu,…rất ngon đồng thời cung cấp nhiều đạm, tốt cho cơ bắp. Tuy nhiên, những người bị nám da ăn các loại thịt này có thể dẫn đến xuất hiện vết nám mới, làm vùng nám bị xơ cứng.
Vì vậy bạn nên hạn chế ăn các loại thịt này. Chế biến đồ ăn có thể thay thế bằng các loại thịt trắng sẽ tốt cho da hơn như thịt ức gà, thịt lợn…
Bị nám da không nên ăn gì? Hạn chế ăn nhiều thực phẩm cay nóng
Đồ ăn cay nóng khá kích thích vị giác nhưng nếu ăn nhiều sẽ không tốt ngay cả với những người không bị nám. Với những người có làn da nhạy cảm, ớt, mì tôm, hạt tiêu… khi ăn vào làm cơ thể nóng lên, dễ nổi mẩn. Bên cạnh đó chúng làm giảm chức năng của gan. Gan hoạt động không tốt làm việc lọc chất thải không hiệu quả, gia tăng sắc tố nám.
Thực phẩm chế biến sẵn
Ít ai có thể chối từ được sức hấp dẫn từ những món thực phẩm chế biến sẵn. Để tăng vị giác cũng như bảo quản tốt thì các thực phẩm chế biến sẵn luôn nhiều chất phụ gia, màu thực phẩm,… Các chất này vô tình là tác nhân thúc đẩy các hắc sắc tố nằm sâu trong da nổi lên trên bề mặt gây ra nám.
Đồ uống đóng chai
Các loại nước ngọt đóng chai như coca, nước tăng lực, nước trái cây… không mang lại bất cứ giá trị dinh dưỡng nào và cũng không hề tốt cho da. Các loại đồ uống có cồn hay chất kích thích như rượu bia, cafe gây căng thẳng thần kinh cũng không nên sử dụng quá nhiều.
Carbohydrate
Thực chất nhóm thức ăn này không có hại cho sức khỏe nhưng chúng lại không hợp với người bị nám da. Khi ăn quá nhiều lượng đường trong máu suy giảm gây mất cân bằng hormone dẫn đến nám da. Vì vậy nên kiểm soát lượng carbohydrate vừa đủ trong bữa ăn hàng ngày.
Các loại thức ăn chứa nhiều Carbohydrate phải kể đến bột mì, các loại bánh ngọt, ngũ cốc, khoai chiên…
Da bị nám nên ăn gì?
Nám gây ra các đốm thâm do mụn, sẫm màu trên da mặt. Muốn chữa dứt điểm các vết nám cứng đầu không chỉ cần có cách điều trị phù hợp mà còn đòi hỏi chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Da bị nám do các hắc sắc tố melanin hình thành quá mức quy định. Do vậy muốn chấm dứt tình trạng này thì cần điều hòa melanin trên da. Các nhóm thực phẩm phù hợp bao gồm:
Nhóm thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A có khả năng ngừa oxy, giúp da phục hồi nhanh chóng và giảm tổn thương. Da được cung cấp đầy đủ vitamin A sẽ giảm các hắc sắc tố hình thành giúp làn da sáng và khỏe mạnh hơn.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm có gan động vật, cà chua, bí đỏ…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin E
Chăm sóc da không thể nào thiếu vitamin E nếu muốn có một làn da khỏe mạnh. Chất này sẽ giúp ngăn chặn sự tiến triển của quá trình oxy hóa và giúp làn da sáng, đều màu hơn.
Vitamin E rất quan trọng trong việc dưỡng da khỏe mạnh. Chất này giúp cải thiện sắc tố da rõ rệt, làm chậm lại quá trình oxy hóa. Đặc biệt, vitamin E còn chống lại tia UV, làm trẻ hóa da.
Nhóm thực phẩm chứa vitamin B12
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến hình sắc tố nám da. Nếu không muốn tăng hắc sắc tố nám da thì cần bổ sung thêm vitamin B12. Vitamin B12 có trong các sản phẩm từ trứng, cá hồi, cá ngừ…
Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C là nhóm thực phẩm khá quen thuộc. Bổ sung mỗi ngày 1500mg Vitamin C có thể giúp da hư tổn phục hồi nhanh chóng, làm mờ các đốm đen. Nếu chưa biết ăn gì để không bị nám da thì nên ăn thực phẩm giàu vitamin C.
Vitamin C thường có nhiều trong các loại hoa quả như quýt, chanh, bưởi… Các acid citric trong này giúp da sáng dần tự nhiên, khử thâm hiệu quả. Mỗi người nên tạo thói quen hàng ngày uống 1-2 cốc nước cam quýt pha loãng để giúp cơ thể tăng đề kháng, điều trị nám da.
Nhóm thực phẩm chứa kẽm
Có thể bạn chưa biết kẽm có khả năng ngừa lão hóa, cải thiện tình trạng nám hiệu quả. Bạn nên bổ sung thực phẩm chứa kẽm để giúp ngăn ngừa, đẩy lùi nám tốt nhất.
Thực phẩm chứa kẽm bao gồm các loại động vật có vỏ như tôm, cua cá, ngũ cốc nguyên hạt, các cây họ đậu…
Ngoài ra thì các loại thực phẩm dưới đây cũng rất tốt cho da
- Các loại quả màu vàng (chuối, bí ngô, xoài): Các loại quả có màu vàng rất tốt cho tiêu hóa, giúp dạ dày hoạt động tốt, làm mờ các vết nám.
- Các loại rau xanh (rau bina, bắp cải, xà lách, diếp cá): Các thực phẩm màu xanh có khả năng giúp xương chắc khỏe, tăng tuần hoàn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và làm giảm melanin gây ra thâm nám.
- Tăng cường ăn cà chua, dưa leo, cà rốt: Giúp ngừa oxy hóa, do vậy đây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng chống nám da.Trong khi đó, dưa leo, cà rốt có chứa vitamin B1, B2, carotene, sắt giúp đẩy lùi thâm nám.
- Nám da nên ăn táo đỏ, mộc nhĩ: Bộ đôi này khi kết hợp sẽ trở thành siêu phẩm trị nám và làm sáng da hiệu quả nhất. Táo tốt cho các bộ phận trong cơ thể nhằm giảm thiểu hình thành hắc sắc tố nám. Còn mộc nhĩ giúp da sáng tự nhiên. Bạn có thể chế biến thành món hầm, chè… ăn ngon và bổ dưỡng.
- Trà xanh, nước ép táo tươi, sữa chua cũng là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp hỗ trợ giảm nám.
Chế độ chăm sóc da cho người bị nám
Da bị nám nên làm gì? Phải làm sao để nhanh thoát khỏi tình trạng này đây? Một số cách dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế được sự phát triển của nám da.
- Dùng các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm như nghệ, mật ong, khoai tây, chanh… làm mặt nạ giúp cải thiện các vết nám.
- Nếu bị nám quá nhiều, nám lan gần hết cả khuôn mặt thì nên tới các thẩm mỹ viện, trung tâm làm đẹp để điều trị bằng máy móc.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp hay quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Khi ra ngoài bạn cần che chắn bảo vệ da bằng mũ nón, kem chống nắng để ngăn ngừa nám phát triển.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vào thực đơn ăn uống hàng ngày như các loại rau xanh, trái cây. Uống đủ nước cũng là yếu tố quan trọng giúp da đẹp, đẩy lùi các độc tố trong cơ thể gây nám da.
- Tránh thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi cũng khiến da xấu đi. Vì vậy bạn cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, ngủ đủ giấc mới giúp làn da khỏe mạnh, tươi sáng.
Qua bài viết, chắc các bạn đã biết rõ bị nám da không nên ăn gì. Mong rằng với những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp bạn đẩy lùi thâm nám hiệu quả và sở hữu một làn da khỏe mạnh, tươi sáng.
- Vòng tránh thai nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ nám da do ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, đặc biệt là progestin.
- Không phải ai cũng bị nám khi đặt vòng, nhưng những người có cơ địa dễ bị nám, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao hơn.
- Nám da thường giảm hoặc hết sau khi tháo vòng, nhưng một số trường hợp có thể cần điều trị chuyên khoa.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đặt vòng để được tư vấn về loại vòng phù hợp và cách chăm sóc da để phòng ngừa nám.
- Chăm sóc da đúng cách, sử dụng kem chống nắng, che chắn khi ra ngoài, và duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp giảm nguy cơ nám da.
- Nguy cơ để lại sẹo là CÓ THỂ.
- Phương pháp truyền thống (axit, thuốc chấm) có nguy cơ cao gây sẹo lõm, sẹo rỗ.
- Bắn laser cũng có thể để lại sẹo nếu:
- Năng lượng laser quá mạnh
- Kỹ thuật viên thực hiện không đúng
- Chăm sóc sau bắn không tốt
- Để giảm thiểu nguy cơ sẹo:
- Lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm
- Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau bắn
- Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ ngay
- 24 giờ đầu: Tuyệt đối KHÔNG rửa mặt hoặc để vùng da tiếp xúc với nước.
- Vệ sinh: Dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương.
- Sau 1 tuần: Khi da bong và ổn định, có thể rửa mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Lưu ý:
- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc da sau điều trị.
- Chống nắng kỹ càng để tránh tăng sắc tố.
- Kiên nhẫn, quá trình phục hồi cần thời gian.
Chăm sóc đúng cách sau đốt tàn nhang là chìa khóa để có làn da đẹp, đều màu.