Chấn chỉnh việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế tại Thái Nguyên

Cập nhật: 10/07/2024 Theo dõi trên goole news

Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết luận thanh tra chỉ ra nhiều tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về BHYT trên địa bàn.

Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Thái Nguyên tăng cường thanh tra chuyên ngành lĩnh vực BHYT theo đúng quy định. Ảnh minh họa
Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Thái Nguyên tăng cường thanh tra chuyên ngành lĩnh vực BHYT theo đúng quy định. Ảnh minh họa

Tại thời điểm thanh tra, Sở Y tế Thái Nguyên chưa thực hiện đúng trách nhiệm chủ trì trong việc dự kiến phân bổ thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu tại các cơ sở KCB theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 13 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT.Kết luận thanh tra chỉ rõ, năm 2020 và 2021, Sở Y tế Thái Nguyên ban hành Công văn số 2708 và Công văn số 3467 hướng dẫn cho phép người tham gia BHYT trên địa bàn xã, phường có cơ sở y tế tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và tương đương và một số xã, phường lân cận được đăng ký KCB BHYT ban đầu tại cơ sở tuyến Trung ương thuận tiện với nơi làm việc và công tác, là không đúng quy định.Đáng lưu ý, trong thời kỳ thanh tra, Sở Y tế Thái Nguyên chưa thực hiện thanh tra chuyên ngành lĩnh vực BHYT, theo quy định tại Điều 46 Luật BHYT và quy định tại khoản 2, Điều 17 Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế.Kết luận thanh tra cũng nêu, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tư pháp làm nhiệm vụ mua thuốc tập trung cấp địa phương tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản không phải là cơ quan chuyên ngành y dược, nên việc rà soát, tổng hợp, xây dựng kế hoạch, tổ chức lựa chọn nhà thầu còn có sai sót. Do vậy, Sở Y tế gặp khó khăn khi thực hiện thẩm định trong công tác đấu thầu, dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế của các cơ sở KCB BHYT chưa được kịp thời.Ngoài ra, các cơ sở KCB BHYT được thanh tra thuộc Sở Y tế chưa được phân cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu nên các kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc đều trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt, trong đó, có những gói thầu quy mô nhỏ mua để phục vụ nhu cầu cấp bách như thuốc cấp cứu, thuốc hiếm, thuốc phòng, chống dịch Covid-19. Do vậy, các cơ sở KCB có khó khăn trong việc đảm bảo mua sắm thuốc, không để thiếu thuốc phục vụ công tác KCB, trong khi hằng năm, mỗi cơ sở KCB phải tổ chức nhiều kế hoạch lựa chọn nhà thầu, với nhiều hình thức khác nhau (đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu…).Tại kết luận thanh tra, Thanh tra Bộ Y tế cũng chỉ rõ, văn bản hướng dẫn về đấu thầu mua sắm hóa chất, vật tư y tế chưa được cụ thể, chi tiết. Các cơ sở KCB BHYT được thanh tra còn gặp khó khăn trong việc thực hiện mua sắm như: Phân loại trang thiết bị, vật tư, hóa chất.Vai trò quản lý chuyên ngành lĩnh vực BHYT và tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh quản lý Nhà nước về BHYT của Sở Y tế còn hạn chế. Đặc biệt, vai trò là chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và tham mưu giải quyết tồn tại, vướng mắc về thanh toán chi phí KCB BHYT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm những tồn tại như ký phụ lục hoặc giao kết hợp đồng KCB BHYT để triển khai dịch vụ mới và phương pháp mới, việc thực hiện phương thức thanh toán theo giá dịch vụ và không vượt tổng mức thanh toán, việc xác định tổng mức thanh toán, việc giám định BHYT và từ chối thanh toán chi phí KCB BHYT, việc thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT giữa Bảo hiểm Xã hội Thái Nguyên và các cơ sở KCB BHYT đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về BHYT.Hợp đồng KCB BHYT đã ký năm 2020 và năm 2021 giữa Bảo hiểm Xã hội Thái Nguyên và các cơ sở KCB BHYT được thanh tra chưa thỏa thuận chi tiết, cụ thể các nội dung theo đúng quy định pháp luật về BHYT, phù hợp với mỗi cơ sở KCB để tổ chức thực hiện nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và có cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng (nếu có), theo đúng quy định tại khoản 1, Điều 17 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên bố trí cán bộ là đầu mối tham gia, giám sát hỗ trợ, thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành lĩnh vực BHYT theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh.Hướng dẫn các cơ sở KCB ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan bảo hiểm xã hội theo đúng quy định tại khoản 1, Điều 17 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT.Theo yêu cầu của Thanh tra Bộ Y tế, Sở Y tế Thái Nguyên tăng cường thanh tra chuyên ngành lĩnh vực BHYT theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 17 Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thanh toán chi phí KCB BHYT trên địa bàn thuộc quyền quản lý của Sở Y tế.Thực hiện trách nhiệm chủ trì trong việc dự kiến phân bổ cơ cấu đối tượng và số người BHYT đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 13 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế.Đồng thời, thực hiện trách nhiệm là đầu mối giải quyết theo thẩm quyền và tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, đặc biệt là tồn tại về thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT, về giám định BHYT và từ chối thanh toán chi phí KCB BHYT trên địa bàn.

Phương Anh

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC