Cây ngải tiên là Quốc hoa của đất nước Cu Ba và là nguồn nguyên liệu quý dùng chiết xuất nước hoa cao cấp của Pháp. Bên cạnh đó đây còn là vị thuốc quý trong Đông y, có hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh đại tràng.
Cây ngải tiên là gì? Đặc điểm nhận dạng
- Tên khoa học: Hedychium coronarium Koenig.
- Họ: Gừng (Zingiberaceae).
- Tên gọi khác: Bạch điệp, Bạch yến, Garlannt flower, White hedychium. Người Dao ở vùng Tả Phìn Hồ gọi đây là cây sẹ.
Đặc điểm thực vật
Cây ngải tiên là cây gì? Ngải tiên là loại cây thuộc họ gừng nên hình dáng có phần nào rất giống với các loại cây thuộc họ gừng khác, đặc biệt là cây gừng ta. Có thể nhận biết thông qua một số đặc điểm nhận dạng sau:
- Thân: Loại cây thân thảo, cao tới 1,5m, thân xốp vào bao bọc bên ngoài các bẹ lá màu xanh tương tự như cây gừng, cây dong riềng.
- Lá: Lá không có cuống, kích thước dài khoảng 40cm, rộng 10cm, mọc so le, màu xanh, dài và vuốt nhọn. Phần giữa sống lá màu nhạt nổi rõ, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ.
- Hoa: Hoa mọc thành từng cụm ở ngọn cây, chủ yếu có màu trắng rất đẹp, ngoài ra còn có màu vàng. Hoa có bốn cánh trắng xòe rộng, giống hình dạng cánh bướm, giữa hoa có 1 đến 2 tua nhụy. Đài hoa hình ống không có răng cưa, tràng hoa có ống dài, nhị hoa màu trắng, có móng dài.
- Quả: Khi chín có màu vàng sậm.
- Củ, rễ: Củ ngải tiên nhỏ, màu trắng, nhiều nhánh, hình dáng gần giống với củ riềng, có vị hơi cay mùi thơm.
Phân loại:
- Cây ngải tiên trắng (bạch điệp): Đây là giống cây phổ biến nhất và được sử dụng làm thuốc nhiều nhất.
- Ngải tiên hoa đỏ (Hedychium Coccineum Buch – Ham.Ex.Sm): Loại cây này có hoa màu đỏ, sống ở vùng núi cao khoảng 500 – 600m như Hoà Bình.
- Ngải tiên hoa vàng (Hedychium Coronarium Koenig var Flavum Rox K.Schum): Cây có hoa màu vàng, thân và rễ có màu đỏ nhạt, thường mọc ở vùng núi phía Bắc nước ta.
- Ngải tiên lông hoa trắng: Mọc nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng và Kon Tum.
- Ngải tiên lá bắc rộng (Hedychium Forrestii Diels var. Late Bracteatum K.Larsen): Lá bắc có kích thước rộng hơn so với các loại khác, rất giống với bạch điệp và thường thấy nhiều ở Sa Pa
Phân bố địa lý
Cây mọc tự nhiên ở một số vùng núi cao, có khí hậu mát lạnh. Thường thấy nhiều ở Ấn Độ, phía Nam Trung Quốc, Malaysia, Úc và Việt Nam.
Ở Việt Nam, cây ngải tiên mọc chủ yếu ở những vùng núi có độ cao từ 1400m – 1800m tại một số tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn,…
Ngày nay loại cây này được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để làm cảnh và lấy tinh dầu, thân rễ dùng làm nước hoa và làm thuốc.
Bộ phận thường dùng
Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc và chiết xuất tinh dầu.
Cách sơ chế:
- Thân và rễ: Thu hái vào mùa thu đông, có thể dùng tươi hoặc sơ chế để dùng lâu dài. Cách thực hiện: Đem rễ và thân rửa sạch, nhặt bỏ các rễ con sau đó thái thật mỏng rồi đem phơi để khô làm thuốc. Để tiện lợi hơn khi sử dụng, có thể tán thành dạng bột mịn để dùng dần.
- Hoa ngải tiên: Thu hoạch vào tháng 6 – tháng 10 hàng năm, thường dùng tươi hoặc chiết xuất tinh dầu. Tinh dầu được tạo ra bằng phương pháp chưng cất sau đó đông đặc và được sử dụng trong hoá mỹ phẩm.
Tác dụng của cây ngải tiên
Trong Đông y ngải tiên có vị cay, mùi thơm, tính ấm có tác dụng khu phong trừ thấp, ôn trung tán hàn.
Công dụng cụ thể của các bộ phận cây ngải tiên là:
- Thân rễ và quả dùng chữa đau bụng lạnh, đầy chướng bụng, tiêu hóa kém, viêm lợi, viêm amidan. Nước sắc có tác dụng chữa hôi miệng, cảm sốt, đau mình mẩy, phong thấp, nhức mỏi gân xương. Thân rễ tươi giã nát, dùng để uống và đắp chữa rắn cắn, tổn thương do va chạm.
- Hoa có thể dùng để làm món ăn. Tinh dầu có trong hoa là một loại hương liệu cao cấp. Hoa chứa 0,05 – 0,07% chất sánh với mùi thơm gia vị, cho ra 50 – 57,8% chất dầu đặc. Khi chưng cất bằng hơi nước, chất đông đặc và chất dầu này sẽ cho tinh dầu (hàm lượng 19%) có giá trị cao trong hương liệu.
- Rễ tươi chứa tinh dầu (1,7%) trong đó có eucalyptol đây là chất thường được sử dụng như một loại thuốc trừ sâu và thuốc xua côn trùng.
- Quả được dùng để trị chứng đầy chướng bụng, ăn uống không tiêu.
Các bài thuốc Đông y từ cây ngải tiên
Một số bài thuốc tiêu biểu từ cây ngải tiên giúp điều trị bệnh hiệu quả là:
Chữa bệnh viêm đại tràng
Đại tràng có vai trò rất quan trọng trong hệ tiêu hóa. Đây là bộ phận chứa chất thải nên rất dễ bị viêm nhiễm và mắc các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, đại tiện bất thường,… Để điều trị người bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ ngải tiên như sau:
- Sử dụng 6 – 12g thân rễ cây ngải tiên khô, sắc cùng 500ml nước
- Đun bằng lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 200ml nước thuốc thì uống hàng ngày.
- Kiên trì uống thuốc trong 2 – 3 tháng để các triệu chứng bệnh suy giảm.
Điều trị viêm lợi, viêm amidan, hôi miệng
Ngải tiên có chứa lượng lớn tinh dầu nên có tác dụng chữa các bệnh tai mũi họng và răng miệng.
Cách thực hiện như sau:
- Dùng thân và rễ của cây thuốc rửa sạch và thái nhỏ rồi sắc cùng nước.
- Sau đó chắt lấy nước thuốc dùng súc miệng mỗi ngày. Khi súc miệng nên ngậm nước thuốc trong cổ họng và thực hiện súc họng 5 phút sau đó nhả ra.
Áp dụng cách này hàng ngày có thể giữ cho hơi thở luôn thơm tho và làm giảm nhanh tình trạng viêm lợi, viêm amidan chỉ sau 1 tuần.
Chữa bệnh xương khớp
Xương khớp bị tác động gây ra các triệu chứng đau nhức ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Để ngăn ngừa bệnh xương khớp chuyển biến nặng hoặc mãn tính, người bệnh nên dùng bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Ngâm rượu
Cách dùng:
- Lấy 20g thân, củ ngải tiên khô đem ngâm với rượu.
- Ngâm rượu thuốc khoảng 1 tháng là có thể mang ra sử dụng.
- Mỗi ngày uống 1 chén thuốc nhỏ, các triệu chứng nhức mỏi khớp xương sẽ giảm dần.
Bài thuốc 2: Sắc nước uống
Cách dùng:
- Lấy thân và rễ của cây ngải tiên, sau đó sắc với nước và sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Kiên trì sử dụng từ 10 – 20 ngày các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.
Bài thuốc 3: Dùng 2 thìa cà phê bột thân, rễ ngải tiên với 1 cốc nước lọc sau đó dùng uống hàng ngày.
Các bài thuốc này giúp người bị đau nhức, tê mỏi xương khớp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, bài thuốc chỉ mang lại hiệu quả cao với tình trạng bệnh nhẹ và cần điều trị trong thời gian dài. Nếu bệnh biến chứng nặng, có nguy cơ biến chứng thì chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Trị bệnh về tiêu hóa
Ngải tiên mang lại hiệu quả cao khi sử dụng để điều trị chứng lạnh bụng, đau bụng, đầy bụng, chướng bụng, tiêu hoá kém,…
Cách sử dụng dược liệu trị bệnh được dân gian áp dụng là:
- Cách 1: Lấy 6 -12g thân rễ ngải tiên phơi khô, đem sắc với 500ml nước đến khi còn 1/2 thì dùng để uống hàng ngày.
- Cách 2: Dùng thân rễ đã phơi khô, tán mịn thành bột rồi pha với nước sôi uống nhiều lần trong ngày.
- Cách 3: Dùng thân rễ ngải tiên khô, ý dĩ và hoài sơn với tỷ lệ bằng nhau. Sau đó đem các vị thuốc sắc với nước rồi uống hàng ngày để trị bệnh.
Các chữa bệnh này mang lại hiệu quả cao nếu sử dụng thường xuyên và kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Giảm sốt bằng cây ngải tiên
Có thể sử dụng cách hạ sốt nhanh chóng từ cây ngải tiên sau:
- Cách 1: Sử dụng thân và lá ngải tiên tươi, lá ngải cứu tươi mỗi lợi 1 nắm nhỏ và 1 củ hành. Sau đó đem tất cả các nguyên liệu giã nát với nhau rồi bọc vào khăn sạch và đắp lên trán.
- Cách 2: Lấy thân, rễ ngải tiên cùng củ hành, thì là với liều lượng bằng nhau. Đem giã nát các nguyên liệu với nhau và bọc vào vải mỏng để đắp lên trán. Thực hiện đắp thuốc thường xuyên giúp giảm nhiệt độ nhanh chóng.
Giảm chấn thương và điều trị rắn cắn
Cây ngải tiên còn có khả năng chữa lành vết thương do rắn cắn. Cách dùng như sau:
- Lấy rễ tươi của cây ngải tiên, sau đó đem giã nát rồi tách riêng phần bã và phần thuốc.
- Sau khi sơ cứu vết thương thì dùng bã thuốc đắp lên và dùng gạc băng bó lại.
- Phần nước thuốc còn lại dùng để uống.
- Áp dụng từ 2 – 3 lần vết thương sẽ nhanh liền và có thể loại hết độc tố ra khỏi cơ thể.
Cây ngải tiên mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Ngải tiên là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Do đó vị thuốc này rất dễ tìm mua tại cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám Đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền,…
Giá bán cây ngải tiên khô trên thị trường hiện nay dao động từ 250.000 VNĐ đến 300.000 VNĐ/1kg sấy khô.
Để đảm bảo chất lượng, người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, có giấy phép hoạt động. Bên cạnh đó cần lựa chọn sản phẩm có mùi thơm đặc trưng của dược liệu, không bị ẩm mốc, mối mọt xâm nhập.
Lưu ý khi sử dụng ngải tiên điều trị bệnh
Hiện nay, chưa có nghiên cứu cho thấy cây ngải tiên có chứa chất độc hoặc gây tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng vị thuốc này điều trị bệnh cần lưu ý:
- Các thành phần trong ngải tiên có thể tương tác với một số loại thuốc Tây y. Do đó khi điều trị bệnh bằng bài thuốc này không nên kết hợp chung với các loại thuốc khác.
- Cần kiên trì sử dụng các bài thuốc mới có thể thấy rõ tác dụng.
- Cây ngải tiên có đặc điểm khá giống với cây gừng, cây riềng do đó cần phân biệt chính xác trước khi sử dụng.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu cơ thể nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để có phương án giải quyết kịp thời.
Ngải tiên có rất nhiều công dụng tốt có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Do đó bạn nên tham khảo bài giới thiệu cây ngải tiên trên đây để không bỏ qua các tác cách dùng mang lại hiệu quả tuyệt vời của cây thuốc này.
Nguồn: Soytethainguyen