Các thuốc trị nổi mề đay được bào chế theo nhiều hình thức khác nhau, thông dụng nhất là thuốc uống, bôi hay tiêm. Thuốc được sử dụng nhằm mục đích chống dị ứng, kháng viêm và nhanh chóng giảm mẩn ngứa cùng các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
Khi nào nên dùng thuốc điều trị nổi mề đay?
Nổi mề đay là bệnh lý xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tổn thương do bệnh mề đay gây ra thường xuất hiện đột ngột dưới dạng các mảng hồng ban, mẩn ngứa, có thể ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Các triệu chứng bệnh kéo dài dưới 6 tuần được gọi là mề đay cấp tính và nếu lâu hơn thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Việc có nên sử dụng thuốc trị mề đay hay không và dùng thuốc vào thời điểm nào còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp chỉ bị nổi mề đay mẩn ngứa nhẹ, các triệu chứng bệnh thường thuyên giảm dần và chấm dứt sau khi thay đổi chế độ ăn uống, chăm sóc da đúng cách kết hợp áp dụng các mẹo tự nhiên.
Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc điều trị mề đay cho các trường hợp sau:
- Triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài
- Bệnh gây ngứa ngáy nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.
- Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm khiến bệnh nhân khó ngủ, mất ngủ.
- Có dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng do sốc phản vệ: Chẳng hạn như khó thở, sưng môi hoặc mặt… Bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để được cứu chữa ngay lập tức.
- Mề đay mãn tính: Trong trường hợp bị nổi mề đay mãn tính có thể được bác sĩ kê đơn thuốc để dự phòng, kiểm soát triệu chứng và điều trị nguyên nhân tiềm ẩn nếu có.
Việc lựa chọn được loại thuốc chữa mề đay phù hợp có thể giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, sưng tấy, nổi mẩn, ngăn ngừa biến chứng, đồng thời điều trị các nguyên nhân gây bệnh cơ bản, giảm nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thuốc nên có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
XEM THÊM: Bệnh nổi mề đay có lây không? Chuyên gia giải đáp
10 Thuốc trị nổi mề đay tốt nhất, giảm mẩn ngứa nhanh
Các thuốc được sử dụng trong điều trị nổi mề đay được phân thành nhiều nhóm khác nhau như thuốc kháng histamin, thuốc corticoid hay thuốc chống trầm cảm… Thuốc được bào chế theo dạng viên uống, kem bôi hay tiêm tĩnh mạch.
Dưới đây là 10 loại thuốc trị nổi mề đay phổ biến cùng tác dụng và liều lượng an toàn:
1. Thuốc chống dị ứng mề đay Desloratadine
Desloratadine được xếp vào nhóm các thuốc kháng histamin H1. Thuốc có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamin, qua đó giúp giảm ngứa và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Thuốc Desloratadine thường được chỉ định cho các trường hợp bị nổi mề đay phát ban dai dẳng không rõ nguyên nhân. Thận trọng khi dùng thuốc cho các bệnh nhân có vấn đề về gan hoặc đang bị suy giảm chức năng thận.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Đau họng, viêm họng
- Khô miệng
- Đau bụng kinh
- Nhức đầu
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Đau cơ
- Đau dạ dày
Cách sử dụng:
- Người trưởng thành: Uống 5mg x 1 lần/ngày
- Trẻ em: 1 – 11 tháng tuổi ( 1 mg x 1 lần/ngày), 1 – 5 tuổi (1,25 mg x 1 lần/ngày), 6 – 11 tuổi (2,5 mg x 1 lần/ngày).
Giá bán tham khảo: 210.000 VNĐ/ Hộp 30 viên.
2. Nổi mề đay uống thuốc gì? – Methylprednisolon
Thuốc trị mề đay mẩn ngứa Methylprednisolon có tác dụng ức chế miễn dịch mạnh nên thường chỉ được sử dụng cho các trường hợp bị nặng, bệnh nhân có biểu hiện ngứa ngáy dữ dội hoặc mảng phù xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Mặc dù có khả năng giảm viêm ngứa tốt nhưng loại thuốc này chỉ được sử dụng trong ngắn hạn do có nhiều tác dụng phụ và bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn nặng không nên dùng.
Tác dụng phụ có thể gặp:
- Giảm đề kháng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Buồn nôn, ói mửa
- Đau đầu, đau nhức cơ bắp
- Choáng váng
- Nổi mụn
- Tăng tiết mồ hôi trên da
- Rối loạn giấc ngủ…
Cách sử dụng:
- Liều dùng thông thường: 6 – 40mg
- Uống thuốc sau khi ăn.
Giá bán tham khảo: 190.000 VNĐ/Hộp 10 vỉ x 10 viên 16mg.
3. Thuốc trị mề đay Levocetirizine
Trong số các loại thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa, Levocetirizine được chỉ định khá phổ biến. Thuốc có tác dụng ức chế histamin, chống dị ứng, giảm phát ban, nổi mẩn và xoa dịu cơn ngứa. Các trường hợp bị nổi mề đay mãn tính hoặc viêm mũi dị ứng, bệnh chàm mãn tính kéo dài thường được chỉ định loại thuốc này.
Tác dụng phụ nên thận trọng:
- Buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ.
- Khô miệng, họng
- Viêm họng
- Đau đầu
- Cơ thể mệt mỏi, yếu sức…
Cách sử dụng: Uống thuốc vào buổi tối
- Trẻ 2 – 5 tuổi: Uống 1,25 mg x 1 lần/ngày.
- Trẻ 6 – 11 tuổi: Uống 2,5 mg x 1 lần/ngày
- Trẻ từ 12 tuổi và người lớn: Uống 5 mg x 1 lần/ngày.
Giá bán tham khảo: 30.000 VNĐ/ Hộp 3 vỉ x 10 viên.
4. Thuốc bôi mề đay Eumovate
Eumovate là thuốc trị nổi mề đay dạng bôi thường được sử dụng. Thuốc chứa thành phần chính là Clobetason Butyrate 0.05%, một dẫn xuất của cortisone có tác dụng chống viêm, làm co mạch và ức chế miễn dịch tại chỗ, qua đó cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh.
Thuốc Eumovate thích hợp sử dụng cho các trường hợp bị phát ban, nổi mề đay do côn trùng cắn hoặc một số dạng viêm da dị ứng khác. Chống chỉ định dùng thuốc cho các trường hợp có vết thương hở tại vùng điều trị, đang bị nhiễm trùng da, mụn trứng cá hoặc dị ứng với thành phần Clobetason Butyrate.
Tác dụng phụ có thể gặp:
- Nhiễm trùng cơ hội
- Bỏng rát, kích ứng da tại chỗ
- Rối loạn sắc tố da,…
Cách sử dụng:
- Bôi thuốc trực tiếp lên vùng da tổn thương mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Nên thoa kem dưỡng ẩm trước khi bôi thuốc từ 10 – 15 phút.
- Không băng kín vùng da bôi thuốc.
Giá bán tham khảo: 21.000 VNĐ/tuýp 5g.
5. Thuốc mề đay Prednison
Nếu đang tìm kiếm các loại thuốc uống trị nổi mề đay hiệu quả, bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng Prednison 5mg. Đây là một loại corticosteroid có tác dụng ngăn chặn phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, ức chế sản xuất các chất gây viêm, qua đó đẩy lùi các dấu hiệu khó chịu do bệnh mề đay gây ra.
Thuốc Prednison 5mg dùng được cho cả trẻ em và người lớn. Không dùng thuốc cho các trường hợp đang bị nhiễm trùng nặng hoặc viêm da do virus, nấm, lao. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển, bệnh nhân bị loãng xương, tiểu đường hoặc cao huyết áp nên thận trọng khi sử dụng.
Tác dụng phụ của thuốc:
- Mất ngủ
- Ăn lâu tiêu
- Rậm lông
- Tăng đường huyết
- Đau nhức xương khớp
- Thay đổi tính tình, dễ bị kích động,…
Cách sử dụng: Uống thuốc sau ăn
- Trẻ em: 0,14mg – 2mg/ kg/ngày chia làm 4 lần uống
- Người lớn: Uống 5mg – 60mg/ngày chia làm 2 – 4 lần dùng.
Giá bán tham khảo: 40.000 VNĐ/Hộp 10 vỉ x 10 viên.
ĐỪNG BỎ QUA: 7 Cách trị mề đay bằng muối cực hay từ dân gian
6. Thuốc trị mề đay mẩn ngứa Telfast HD
Thuốc Telfast HD được sử dụng rộng rãi trong điều trị nổi mề đay vô căn mãn tính và bệnh viêm mũi dị ứng. Thuốc được sản xuất tại Pháp, chứa thành phần chính là Fexofenadin hydroclorid 180mg, giúp ức chế hoạt động của histamin, giảm ngứa, chống dị ứng, cải thiện tình trạng sưng phù da.
Chống chỉ định:
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Người dị ứng với thành phần thuốc.
- Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người lớn tuổi, tài xế lái xe, công nhân vận hành máy móc nên thận trọng khi dùng thuốc.
Cách sử dụng:
- Ngày dùng 1 viên
- Uống thuốc với nước lọc trước bữa ăn.
Giá bán tham khảo: 78.000 VNĐ/Hộp 10 vỉ x 10 viên.
7. Thuốc dị ứng mề đay Deslornine
Chứa thành phần chính là Desloratadin 5mg, thuốc Deslornine mang đến tác dụng tích cực trong việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của dị ứng, qua đó giảm viêm da, nổi mẩn, đẩy lùi cơn ngứa cho các trường hợp bị nổi mề đay. Thuốc thích hợp sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Đau đầu
- Khô miệng
- Mệt mỏi
Cách sử dụng:
- Uống 1 viên/lần/ngày.
- Tốt nhất là uống thuốc vào buổi tối.
Giá bán tham khảo: 32.000 VNĐ/Hộp 1 vỉ x 10 viên.
8. Thuốc trị nổi mề đay mãn tính Omalizumab (Xolair)
Omalizumab thường được sử dụng để điều trị nổi mề đay mãn tính tự phát ở thanh thiếu niên tuổi từ 12 trở lên và người trưởng thành. Các trường hợp không đáp ứng với thuốc histamin H1 có thể được bác sĩ kê đơn loại thuốc này.
Khi được sử dụng theo đường tiêm, Omalizumab sẽ gắn kết với thụ thể IgE tự do một cách có chọn lọc, từ đó ức chế giải phóng các chất trung gian gây dị ứng trong cơ thể. Điều này có thể giúp cải thiện nhanh các triệu chứng nổi mề đay.
Tác dụng phụ có thể gặp:
- Đau cơ
- Rụng tóc
- Sưng đau khớp
- Giảm tiểu cầu mạnh
- Đau đầu
- Sưng hoặc bầm tím tại vị trí tiêm…
Cách sử dụng:
- Tiêm thuốc dưới da với liều từ 150 – 300mg tùy theo tình trạng bệnh.
- Lặp lại liều tiếp theo sau mỗi 4 tuần.
9. Thuốc chữa nổi mề đay Cetirizin
Cetirizin là loại thuốc uống trị nổi mề đay được chỉ định rộng rãi trong nhiều trường hợp, đặc biệt là những bệnh nhân có biểu hiện mề đay mãn tính kéo dài không rõ nguyên nhân. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nhỏ gọn, dễ nuốt, có thể dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Tác dụng phụ thường gặp:
- Buồn ngủ
- Khô miệng, hay khát nước
- Buồn nôn.
Cách sử dụng:
- Ngày dùng 1 viên, tốt nhất là vào buổi tối
- Uống thuốc với nước lọc. Tránh dùng chung với sữa hay nước hoa quả.
Giá bán tham khảo: 22.000 VNĐ/Hộp 10 vỉ x 10 viên.
10. Thuốc đặc trị mề đay mẩn ngứa Cyclosporine
Cyclosporine là một loại thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng mạnh, thường được chỉ định cho bệnh nhân mới ghép tạng, các trường hợp bị vảy nến hoặc viêm khớp dạng thấp. Đôi khi, loại thuốc này còn được bác sĩ kê đơn cho người bị nổi mề đay mãn tính không đáp ứng được với Omalizumab hay các thuốc kháng histamin.
Mặc dù có tác dụng nhanh nhưng thuốc có thể gây ra nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng. Bệnh nhân không nên tự ý lạm dụng, chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và giám sát chặt chẽ.
Tác dụng phụ có thể gặp:
- Sưng đau nướu
- Đâu đầu
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc táo bón
- Dễ bầm tím da
- Đau nhức cơ thể…
Cách sử dụng:
- Dùng thuốc theo liều lượng bác sĩ chỉ định.
TÌM HIỂU THÊM: Trẻ Em Bị Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị
Mua thuốc trị chữa nổi mề đay ở đâu chất lượng?
Để mua được thuốc trị nổi mề đay chất lượng, bạn có thể xem xét tìm đến các địa chỉ sau:
- Nhà thuốc uy tín: Ưu tiên lựa chọn những nhà thuốc lớn, có uy tín lâu năm và được kiểm định chất lượng. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về nhà thuốc qua đánh giá từ khách hàng hoặc đề xuất của bác sĩ.
- Bệnh viện và phòng khám: Nếu có triệu chứng nổi mề đay nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn hãy đến ngay các bệnh viện hoặc phòng khám da liễu. Bác sĩ tại đây có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn và kê đơn thuốc phù hợp.
- Mua thuốc trực tuyến: Trường hợp chọn mua thuốc trực tuyến, bạn nên đặt mua thuốc tại các trang web uy tín, cung cấp thông tin rõ ràng về sản phẩm và nguồn gốc, có phản hồi tốt từ người dùng.
Hãy nhớ rằng việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ hoặc không hiệu quả. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tự vấn loại thuốc phù hợp và hướng dẫn sử dụng đúng cách.
Nguyên tắc cần tuân thủ khi dùng thuốc trị nổi mề đay
Bất kỳ loại thuốc Tây nào được sử dụng trong điều trị nổi mề đay cũng có thể gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Để đảm bảo an toàn và nhanh chóng chữa khỏi bệnh, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên nhãn thuốc.
- Theo dõi tác dụng phụ bằng cách quan sát phản ứng của cơ thể và báo ngay cho bác sĩ ngay khi xảy ra triệu chứng bất thường.
- Không tự ý ngừng thuốc giữa chừng làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị và khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn.
- Thông báo cho bác sĩ về tất cả các thuốc khác bạn đang dùng (bao gồm cả thuốc Tây, thuốc thảo dược hay TPCN) để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và lưu ý trên bao bì thuốc.
- Tái khám sau khi kết thúc đợt điều trị để bác sĩ điều chỉnh liều dùng hoặc thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Kết hợp dùng thuốc với điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc da để bệnh nhanh khỏi.
Thuốc trị nổi mề đay cần được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và phù hợp với tình trạng bệnh để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Do vậy, bệnh nhân nên thăm khám để bác sĩ đánh giá chính xác mức độ bệnh cùng nguyên nhân gây bệnh trước khi tiến hành điều trị.
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN
- 10 cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản và lành tính
- Nổi mề đay có kiêng tắm không? Có cần tránh nước?